Hoạt động giám sát, khảo sát vẫn là những hoạt
động được tiến hành nhiều nhất thông qua các hình thức: Thành lập đoàn giám
sát, thẩm tra và chất vấn tại kỳ họp. Thường trực, các Ban và Tổ đại biểu HĐND tỉnh tổ chức giám sát theo
chương trình, kế hoạch đã đề ra đồng thời giám sát đối với các vấn đề phát
sinh. Kết quả đã thực hiện 61 cuộc khảo sát, giám sát về 42 nội dung thuộc tất
cả các lĩnh vực của đời sống xã hội trong đó có thể kể ra một số nội dung cụ
thể như: điều kiện đảm bảo Tết nguyên đán Canh Dần; tình hình triển khai thực
hiện Nghị định số 69/2009/NĐ-CP; phí xây dựng; chuyển đổi các trường Trung học
phổ thông; thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở, tiếp công dân, giải quyết khiếu
nại tố cáo; tình hình đầu tư xây dựng quản lý, sử dụng đường giao thông nông
thôn; thực hiện một số công trình trọng điểm; giám sát các vụ việc giải quyết
khiếu nại tố cáo cụ thể của công dân; kết quả triển khai thực hiện chương trình
phát triển nhà ở xã hội; thực hiện phí xây dựng trên địa bàn tỉnh theo Nghị
quyết số 124/2008/NQ-HĐND ngày 15/12/2010 của HĐND tỉnh.
Qua khảo sát,
giám sát cho thấy căn cứ vào các Nghị quyết của HĐND tỉnh đã ban hành, toàn
tỉnh đã tập trung thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội đạt được những kết quả
rất khả quan. Kinh tế của tỉnh tiếp tục tăng trưởng cao (Nghị quyết của HĐND đề
ra 12%, thực hiện tăng 13% so với cùng kỳ); sản xuất kinh doanh có chiều hướng
phát triển tốt; thu hút vốn đầu tư trong nước thông qua cấp giấy chứng nhận
đăng ký đầu tư tăng 38% so với mục tiêu. Công tác phòng chống dịch bệnh trong
chăn nuôi được duy trì thường xuyên nên đã kiểm soát được dịch bệnh. Lĩnh vực
Văn hóa Xã hội nhận được những kết quả đáng khích lệ với nhiều hoạt động sôi
nổi diễn ra khắp nơi đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân đặc biệt là
vùng sâu, vùng xa. Công tác giáo dục đào tạo, y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân,
tạo việc làm được các ngành, các cấp quan tâm thực hiện; xã hội hóa trên các
lĩnh vực được toàn xã hội hưởng ứng đã mang lại những hiệu quả tích cực như:
trong xây dựng đường giao thông nông thôn; giáo dục đào tạo, vui chơi giải trí
cho trẻ em. Bên cạnh đó, qua giám sát cũng đã làm rõ và kiến nghị khắc phục
những hạn chế trên các lĩnh vực quản lý nhà nước.
Giám sát thông qua thẩm tra đã được các Ban
HĐND tỉnh thực hiện theo sự phân công của Thường trực HĐND với kết quả lập 13
báo cáo thẩm tra phục vụ kỳ họp thứ 19 qua đó có những kiến nghị đối với việc
phát triển kinh tế; đảm bảo an sinh xã hội, an ninh quốc phòng và thực
thi pháp luật trong 6 tháng cuối năm và việc xây dựng các Nghị quyết chuyên đề
làm cơ sở cho UBND tỉnh triển khai thực hiện. Giám sát tại kỳ họp hoàn thành
với 11 nội dung chất vấn thuộc trách nhiệm trả lời của 7 ngành và 15 nội dung
đề nghị Giám đốc các sở, ngành giải trình tại kỳ họp.
Thường trực và Ban Pháp chế HĐND tỉnh nhận 151 đơn khiếu nại, tố cáo hoặc phản ánh, kiến
nghị của công dân; đã trả lời
trực tiếp cho người khiếu nại 09 đơn; chuyển các cơ quan có thẩm quyền để nghị
xem xét, giải quyết trả lời cho công dân và thông báo kết quả về HĐND tỉnh 51
đơn; không xử lý 64 đơn do nội dung trùng, đã được xử lý, đơn nặc danh hoặc là những ý kiến không rõ ràng; chuyển phòng tiếp dân của
UBND tỉnh để xử lý theo thẩm quyền 09 đơn và đang xử lý 18 đơn. Nội dung khiếu nại chủ yếu của
công dân liên quan đến các vấn đề tranh chấp đất đai, bồi thường, giải tỏa, hỗ
trợ và tái định cư, khiếu nại về việc công dân cho rằng bị bắt giữ oan sai,
chậm thi hành án, các quyết định giải quyết tranh chấp đất và các bản án của
tòa án chưa khách quan ... Hầu hết các đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân
gửi đến HĐND tỉnh đều là những đơn thư phức tạp, kéo dài hoặc nhiều đơn có cùng
một nội dung do những người khiếu nại đều là người bị thu hồi đất trong cùng
một dự án.
Tiếp công dân vào ngày thứ 6 hàng tuần của Thường trực và ban Pháp chế HĐND tỉnh qua đó đã đã tiếp 13 lượt công dân đến khiếu nại (trong đó có 02 lượt khiếu nại đông người) thuộc các địa bàn: Biên Hòa,
Long Thành, Nhơn Trạch, Trảng Bom. Qua tiếp công dân và ghi nhận nội dung phản ánh, kiến nghị, đại biểu
trực tiếp đã giải thích, trả lời cho
công dân đối với những nội dung, vụ việc
đã rõ ràng và đề xuất với Thường trực HĐND tỉnh có văn bản gửi đến các cơ quan
có trách nhiệm đề nghị xem xét, trả lời cho công dân.
Các tổ đại biểu phối
hợp với UBND cấp huyện tổ chức cho các đại biểu HĐND tỉnh thực hiện việc tiếp
công dân tại địa bàn ứng cử. Đối với 5 tổ đại biểu thuộc diện triển khai thí
điểm Nâng cao chất lượng hoạt động và tổ chức giám sát đã triển khai thực hiện
theo đúng Đề án đã đề ra. Các đại biểu chuyên trách tham dự và đóng góp ý kiến
với các đoàn giám sát của HĐND cấp huyện nhằm tăng cường quan hệ phối hợp giữa
HĐND hai cấp. Đại biểu thuộc HĐND hai cấp tỉnh và huyện phát huy vai trò của
mình trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao. Sáu tháng đầu năm, đại biểu
thực hiện 03 đợt tiếp xúc cử tri trong đó có 02 đợt tại địa bàn ứng cử (sau kỳ
họp 18 và trước kỳ họp 19) và 01 Hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề giáo dục. Các ý kiến thuộc thẩm quyền cấp tỉnh được
Thường trực HĐND tỉnh chuyển đến chủ tịch UBND tỉnh để chỉ đạo giải quyết, trả
lời theo thẩm quyền và thông tin đến cử tri trong đợt tiếp xúc sau kỳ họp thứ
19.
Trong 6 tháng
đầu năm, HĐND tỉnh cũng đã tổ chức các hoạt động khác thể
hiện những nét riêng như: tổ chức thành công Hội nghị Thường trực HĐND
các tỉnh, thành phố khu vực Miền Đông Nam bộ; tổ chức tổng kết các mô hình thí
điểm Ban HĐND cấp xã và nâng cao chất lượng hoạt động và tổ chức giám sát của
tổ đại biểu HĐND tỉnh từ đó có kiến nghị với Ủy ban Thường vụ Quốc hội về cơ
cấu tổ chức của HĐND cấp xã, cấp tỉnh trong nhiệm kỳ tới; xét, đề nghị bổ nhiệm
17 Thẩm phán TAND và 71 Kiểm sát viên VKSND hai cấp; hướng dẫn về tổ chức, hoạt
động HĐND và đại biểu HĐND các cấp khi thực hiện Nghị quyết 05/NQ-CP ngày
05/02/2010 của Chính phủ về điều chỉnh địa giới hành chính huyện Long Thành để
mở rộng địa giới hành chính thành phố Biên Hòa và thay đổi nhân sự các tổ chức
của HĐND cho phù hợp với tình hình thực tế công tác.
Đánh giá chung,
trong 6 tháng đầu năm 2010, hoạt động của HĐND tỉnh đã được chú trọng triển
khai thực hiện theo đúng chương trình hoạt động và chương trình giám sát đã đề
ra đồng thời có sự bổ sung nhiệm vụ cho phù hợp với tình hình thực tế. Hoạt động giám sát thuộc các lĩnh vực đều đi
sâu vào giám sát các chuyên đề theo Nghị quyết do HĐND tỉnh đã ban hành để đánh
giá tình hình, kết quả thực hiện các Nghị quyết đó từ đó có những kiến nghị
giúp cho việc đưa Nghị quyết của HĐND tỉnh vào cuộc sống. Ngoài ra còn tổ chức
tái giám sát đối với công tác đảm bảo môi trường, quản lý tài nguyên khoáng sản
và sử dụng đất đai trên địa bàn. Qua đó đã có những kiến nghị để tác động mạnh
mẽ hơn nữa đến các doanh nghiệp thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường,
quản lý đất đai, tài nguyên trên địa bàn tỉnh. Phối hợp chặt chẽ với
Đoàn ĐBQH đơn vị tỉnh Đồng Nai trong việc tổ chức góp ý kiến vào các dự thảo,
dự án Luật theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; các ý kiến đóng góp đều
xuất phát từ những đặc điểm tình hình thực tế trên từng lĩnh vực của địa
phương.
Hoạt động tiếp xúc cử
tri được tiến hành theo đúng quy định và có sự phối hợp giữa HĐND ba cấp nhằm
nâng cao chất lượng, hiệu quả tiếp xúc; bên cạnh hoạt động tiếp xúc cử tri tại
địa bàn ứng cử, tiếp xúc cử tri chuyên đề cũng được chú trọng, nội dung chuyên
đề lựa chọn phù hợp với thời điểm. Việc
cung cấp các thông tin về trả lời ý kiến cử tri cũng như thông tin về tình hình
kinh tế xã hội phục vụ cho hoạt động đại biểu được chú trọng và đảm bảo.
Hoạt động giám sát trong 6 tháng cuối năm được
xác định với các nội dung: Lĩnh vực Kinh
tế Ngân sách: công tác thu, chi ngân sách; triển khai thực hiện chính sách tín
dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; đảm bảo môi truờng; xây dựng cơ
bản. Lĩnh vực Văn hóa Xã hội: việc triển khai thực hiện Nghị quyết số
158/2009/NQ-HĐND tỉnh về xây dựng trường THPT trọng điểm chất lượng cao; công
tác giảm nghèo; thực hiện các chính sách xã hội; kiên cố hóa trường, lớp; đào
tạo nguồn nhân lực; nâng cao chất lượng giáo dục bậc Trung học phổ thông; phát
triển giáo dục mầm non. Lĩnh vực pháp chế: công tác giải quyết khiếu nại, tố
cáo (trong đó có việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo cụ thể của công dân),
cải cách hành chính, thanh tra công vụ; phòng chống tham nhũng; tăng thẩm quyền
của TAND cấp huyện.
Ngoài giám sát, các hoạt động
chính bao gồm: tổ chức kỳ họp cuối năm 2010 theo quy định của Luật tổ chức HĐND&UBND; giao ban định kỳ giữa HĐND các cấp và đánh giá hoạt động cả nhiệm kỳ của HĐND; tham dự Hội nghị toàn quốc về đánh giá
nhiệm kỳ hoạt động 2004-2011 của HĐND và UBND dự kiến tổ chức vào tháng 9 năm
2010 tại Hà Nội; tổ chức cho
các đại biểu tiếp xúc cử tri; tiếp công dân; thông tin đầy đủ việc trả lời các
ý kiến, kiến nghị của cử tri; tham gia các hoạt động khác với Đoàn đại biểu Quốc
hội, các cuộc họp, Hội nghị, Hội thảo với UBND tỉnh, các ngành Trung ương và
địa phương và chuẩn bị
chu đáo các mặt về tổ chức và hoạt động của HĐND để đánh giá và tổng kết nhiệm
kỳ trước bầu cử HĐND vào đầu năm 2011.
Từ những kết quả và thành công
trong triển khai nhiệm vụ 6 tháng đầu năm,
Thường trực HĐND tỉnh xác định khối lượng công việc trong 6 tháng còn lại rất
lớn và phức tạp nhưng với tinh thần chủ động, trách nhiệm, Thường trực, các ban
HĐND, các tổ đại biểu và từng cá nhân đại biểu sẽ tiếp tục cố gắng nỗ lực để
hoàn thành tốt nhiệm vụ trong năm 2010, một năm trọn vẹn cuối của nhiệm kỳ HĐND
tỉnh khóa VII.
Ngô
Trọng Phúc