Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh vừa qua đã tổ chức thẩm tra tình hình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ 6 tháng đầu năm 2024 trên lĩnh vực y tế. Theo đó cho thấy, Ngành
Y tế đã chủ động tham mưu các cấp thẩm quyền triển khai thực hiện các chỉ thị,
nghị quyết, nghị định của Chính phủ, Thông tư hướng dẫn của Bộ Y tế; triển khai
thực hiện tốt Nghị quyết Tỉnh ủy, HĐND và các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh trong lĩnh vực y tế trên địa bàn tỉnh, nhất là công
tác phòng chống dịch bệnh, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, nhân lưc y tế, bảo
hiểm y tế và đầu tư y tế cơ sở....Các đơn vị trực thuộc đã chủ động triển khai
thực hiện các nhiệm chuyên môn được giao năm 2024, góp phần thực hiện các chỉ
tiêu, nhiệm vụ của ngành được UBND tỉnh giao theo đúng kế hoạch và đúng tiến
độ.
Kiểm
soát chặt chẽ tình hình dịch bệnh khác như Sốt xuất huyết, Sốt rét…số trường
hợp mắc và tử vong đều giảm so với cùng kỳ năm 2023, đặc biệt là bệnh sốt xuất
huyết; không phát hiện trường hợp mắc bệnh cúm A H1N1, H5N1, H7N9, MERS-CoV,
virus Ebola, Zika, Sốt rét, Sởi.
Trưởng Ban VHXH HĐND tỉnh Huỳnh Ngọc Kim Mai phát biểu tại buổi thẩm tra
Công
tác cấp cứu, khám, chữa bệnh được triển khai thực hiện tốt, kịp thời, an toàn,
đúng quy quy định và đúng quy chế chuyên môn, không xảy ra sai sót làm ảnh
hưởng đến sức khỏe, tính mạng bệnh nhân; Hoạt động cung ứng thuốc, vật tư y tế,
hoá chất vẫn đảm bảo và đáp ứng kịp thời cho các cơ sở y tế; nhiều bệnh viện
tiếp tục thực hiện tốt Đề án Bệnh viện vệ tinh của các Bệnh viện tuyến trung
ương, Đề án 1816 để chuyển giao kỹ thuật, đào tạo chuyên môn cho tuyến dưới
trong ngành, triển khai thêm được nhiều kỹ thuật mới trong chẩn đoán, điều trị,
chăm sóc bệnh nhân.
Triển
khai đầy đủ các nhiệm vụ y tế phục vụ các dịp lễ, tết năm 2024; cấp cứu và điều
trị đầy đủ cho bệnh nhân trên địa bàn tỉnh.
Các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị
cho các cơ sở y tế, nhất là các dự án đầu tư xây dựng mới, sửa chữa nâng cấp
các trạm y tế được triển khai đồng loạt theo chủ trương UBND tỉnh; hoàn thành các dự án y tế thuộc chương trình phục hồi
kinh tế xã hội (nguồn vốn trung ương) đạt tỷ lệ giải ngân vốn trên 90% đối với
dự án sửa chữa, cải tạo cơ sở vật chất và trên 90% đối với dự án mua sắm trang
thiết bị y tế.
Một số khó khăn, tồn tại
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng hoạt động y tế vẫn còn
một số khó khăn, tồn tại. Tình hình dịch bệnh tay chân miệng có chiều hướng tăng.
Bệnh dại, đậu mùa khỉ diễn biến khó lường. Tình trạng thiếu vắc xin trong tiêm
chủng mở rộng vẫn còn (thiếu vắc xin 5 trong 1, bại liệt tiêm), nguy cơ dịch
bệnh truyền nhiễm liên quan đến vắc xin tiêm chủng mở rộng có thể xảy
ra.
Một số dự án đầu tư xây dựng mới, cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng đã có
chủ trương đầu tư nhưng chậm triển khai thực hiện hoặc đã triển khai xây dựng
nhưng có tiến độ chậm, nhất là dự án xây dựng trạm y tế, trung tâm y tế.
Mặc dù đã
triển khai hiệu quả Nghị quyết số 34/2022/NĐ-HĐND; tuy nhiên, nhân sự y tế vẫn
còn thiếu, nhất là y tế cơ sở, chưa đáp ứng đủ khi triển khai công tác khám
chữa bệnh và phòng chống dịch; còn thiếu nhân sự y tế có
tay nghề cao tại các đơn vị khám, chữa bệnh. Công tác bổ nhiệm,
bổ nhiệm lại cán bộ phải đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định, đối
với ngành y tế là ngành đặc thù một số vị trí cần cán bộ lãnh đạo, quản lý
nhưng việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại gặp khó khăn do phải đảm bảo các điều kiện,
tiêu chuẩn về: Trung cấp lý luận chính trị, đảm bảo có kết luận tiêu chuẩn
chính trị, chứng chỉ quốc phòng an ninh (đối tượng 3 đối với bổ nhiệm lại),…
Lực lượng chức năng bắt chó dại đem đi tiêu hủy
Tình
hình ngộ độc thực phẩm còn diễn biến phức tạp, trong 6 tháng đầu năm
2024 đã xảy ra 03 ngộ độc thực phẩm với số người mắc là 657 người, trong đó có
01 ca tử vong (số vụ, số ca mắc, tử vong tăng so với cùng kỳ năm 2023). Trong
thời gian tới, tình hình diễn biến vẫn còn phức tạp, nguy cơ phát sinh ngộ độc
thực phẩm vẫn còn cao.
Việc ứng dụng
công nghệ thông tin chưa đạt hiệu quả cao, nhiều phần mềm báo cáo, các phần mềm
ứng dụng chưa kết nối chặt chẽ với nhau dẫn đến các số liệu chưa đồng bộ.
Đức Thể