Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủHoạt động của HĐND

Kiến nghị đối với hoạt động giám sát của HĐND và đại biểu HĐND

Đăng ngày: 21/09/2023
​Luật có quy định rõ hơn hình thức, trách nhiệm chuyển tải nội dung trả lời chất vấn cho nhân dân để đảm bảo cho tất cả các cử tri, nhân dân biết được nội dung trả lời chất vấn

​     Khoản 6 Điều 2 về giải thích từ ngữ quy định: Giám sát của Hội đồng nhân dân bao gồm giám sát của Hội đồng nhân dân tại kỳ họp, giám sát của Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và các đại biểu Hội đồng nhân dân. Điều 58 quy định về chương trình giám sát của Hội đồng nhân dân được trình ra kỳ họp HĐND xem xét, quyết định. Do đó, căn cứ Điều 2, có địa phương ban hành Chương trình giám sát chuyên đề của cả 4 chủ thể nhưng cũng có địa phương chỉ ban hành cho 01 chủ thể là HĐND, điều này dẫn đến sự thiếu thống nhất trong triển khai thực hiện đồng thời không tạo được sự linh hoạt cho 03 chủ thể còn lại trong việc giám sát các vấn đề phát sinh trên địa bàn. Do đó, kiến nghị cần quy định rõ để HĐND hiểu theo hướng chỉ ban hành Chương trình giám sát chuyên đề của HĐND vì giám sát chuyên đề của HĐND thường là nội dung có phạm vi rộng, mức độ phức tạp cao, cần phải xác định sớm và quyết định tại kỳ họp HĐND.
    z4258283962662_2f522c348b4be1c9b087e7756e1ee32c (1).jpg
    Đại biểu chuyên trách giữ vai trò quan trọng đảm bảo chất lượng hoạt động HĐND


Về quy định đề nghị chương trình giám sát hằng năm của Hội đồng nhân dân gửi Thường trực HĐND chậm nhất là ngày 01 tháng 3 để tổng hợp thiết nghĩ là quy định không cần thiết và làm hạn chế quyền đề nghị của cả 4 chủ thể: Ban HĐND, Đại biểu HĐND, UBMTTQVN và cử tri. Do đó, đề nghị bỏ quy định thời gian để 4 chủ thể trên có thể kiến nghị vào bất cứ thời gian nào và Thường trực HĐND, HĐND có trách nhiệm chọn lọc để đưa vào chương trình giám sát hàng năm của HĐND.
     Luật có quy định rõ hơn hình thức, trách nhiệm chuyển tải nội dung trả lời chất vấn cho nhân dân để đảm bảo cho tất cả các cử tri, nhân dân biết được nội dung trả lời chất vấn (đối với các trường hợp người được chất vấn không trả lời trực tiếp tại kỳ họp, trừ trường hợp có liên quan đến bí mật nhà nước).
    z3739763386259_3bcceb919de2153cbaafd9faffa78fd1.jpg
          Cần những điều chỉnh của Luật để giám sát thuận lợi và hiệu quả


 Về hoạt động giám sát của đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp: Đề nghị có cơ chế để buộc đại biểu HĐND tham gia hoạt động giám sát; để thực hiện vấn đề này cần quy định lựa chọn ngay từ khi cơ cấu ứng cử cần hạn chế người các ngành, địa phương; bên cạnh đó cơ cấu người là lãnh đạo ngành, địa phương có thời gian công tác không trọn nhiệm kỳ HĐND không cơ cấu đại biểu HĐND để tránh tình trạng khi nghỉ hưu đại biểu sẽ xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu hoặc vẫn là đại biểu nhưng không tích cực tham gia hoạt động từ đó làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của HĐND.
    Đại biểu chuyên trách là Trưởng Ban cần được giới thiệu trong cơ cấu cấp ủy cùng cấp để Đại hội bầu nhằm nâng cao vai trò, vị thế. Các đại biểu HĐND tỉnh, huyện hợp thành tổ đại biểu HĐND. Khoản 2 Điều 83 của Luật quy định: “Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện giám sát việc tuân theo Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp tại địa phương hoặc về các vấn đề do Hội đồng nhân dân hoặc Thường trực Hội đồng nhân dân phân công; tổ chức để đại biểu Hội đồng nhân dân thực hiện hoạt động giám sát.” Quy định này được các tổ đại biểu hiểu là tổ chỉ giám sát ở địa bàn mình ứng cử, do đó đề nghị Luật cần Quy định về việc tổ đại biểu thuộc địa bàn này có thể tổ chức giám sát tại địa bàn khác; việc quy định như vậy nhằm mục đích giúp giám sát khách quan hơn, tránh được tình trạng nể nang vì các đại biểu là người địa phương.

Nguyễn Thị Oanh