Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủGS

Luật Giao thông đường bộ mới có hiệu lực từ ngày 1-7-2009

Đăng ngày: 07/06/2009
Nhiều quy định mới trong Luật sửa đổi, như: "Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách"; Từ ngày 1-7-2009 người đi xe máy điện, xe đạp điện phải đội mũ bảo hiểm theo quy định cũng như người đi xe máy.
Trong Luật Giao thông đường bộ (GTĐB) trước đây qui định người lái xe cơ giới (xe máy, ôtô nói chung) khi điều khiển xe không được có nồng độ cồn trong máu vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc 40 miligam/1 lít khí thở. Nhưng trong Luật GTĐB sửa đổi (tạm gọi là Luật GTĐB mới), thì người đang lái ôtô, máy kéo, xe máy chuyên dùng bị nghiêm cấm có nồng độ cồn trong máu hoặc trong hơi thở. Người lái xe máy bị hạ chỉ số cho phép, tức là bị nghiêm cấm có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/ 1 lít khí thở. Nói gọn là người lái ôtô tuyệt đối không được uống rượu, bia ngay trước khi cầm lái và người lái, xe máy phải giảm uống rượu bia so với trước đây.
   
Trong Luật GTĐB mới, xe máy điện được coi là một loại xe gắn máy (điều 3, khoản 18). Đối chiếu với qui định này theo điều 30, khoản 2 : "Người điều khiển, người ngồi trên xe máy ba bánh, phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng qui cách", thì người đi trên xe máy điện cũng phải chấp hành đội mũ bảo hiểm theo luật định. Trong luật mới, xe đạp máy (chạy bằng máy điện hoặc máy xăng, có kèm bàn đạp bằng sức người khi máy không hoạt động) được liệt vào loại xe thô sơ. Tuy nhiên, trong điều 31, khoản 2 có qui định : "Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách". Nói tóm lại, theo Luật GTĐB mới thì từ ngày 1-7-2009 người đi xe máy điện, xe đạp điện phải đội mũ bảo hiểm theo quy định cũng như người đi xe máy. 
  
 Trong việc chở người trên xe máy, Luật GTĐB mới đã quy định cụ thể hơn. Chẳng hạn, người điều khiển xe  máy chỉ được chở một người. Nhưng đối với các trường hợp chở người đi cấp cứu, áp giải người vi phạm pháp luật, chở trẻ em dưới 14 tuổi thì được chở tối đa hai người. Đối với người điều khiển xe đạp chỉ được chở một người, nhưng với trẻ em dưới 7 tuổi thì được chở hai người.

 Đối với xe khách, để bảo đảm người lái xe chín chắn hơn, bảo đảm an toàn hơn khi điều khiển xe chở nhiều người thì luật qui định nâng độ tuổi lái xe. Cụ thể ở các điều 60, 61 : "Người đủ 24 tuổi trở lên được lái ôtô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ-moóc, sơ-mi rơ-moóc (hạng FC). Người đủ 27 tuổi trở lên được lái ôtô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc..." Nói chung, người điều khiển phương tiện chở khách, chở hàng hóa được luật mới qui định nâng độ tuổi, nâng trình độ học vấn, điều kiện đào tạo để có nhiều người điều khiển phương tiện bảo đảm an toàn hơn khi tham gia giao thông.

 Để thực hiện hiệu quả hơn trong việc bảo đảm an toàn công trình đường bộ như đường sá, cầu cống, hầm đường bộ... Luật GTĐB mới qui định cụ thể (điều 86) : "...để kịp thời ngăn chặn hậu quả có thể xảy ra đối với công trình đường bộ, (Thanh tra giao thông) được phép dừng phương tiện giao thông và yêu cầu người điều khiển phương tiện thực hiện các biện pháp để bảo vệ công trình theo qui định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm về quyết định đó."