Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủBản tin HĐND số 110-Qúy II-2016

MÔ HÌNH HĐND ĐIỆN TỬ CHO HĐND TỈNH KHÓA IX SẼ CÓ NHỮNG CẢI TIẾN NHƯ THẾ NÀO?

Đăng ngày: 24/10/2016
  ​Trước sự bùng nổ thông tin và sự đòi hỏi thông tin của đại biểu ngày càng cao cả về số lượng, chất lượng; yêu cầu tin bài phải mang tính thời sự cao, có chiều sâu về kỹ năng và kinh nghiệm hoạt động của của đại biểu HĐND..., trong khi đó các báo cáo chuyên môn, các loại báo viết của các cơ quan thông tin đại chúng, kể cả Bản tin HĐND tỉnh cũng không thể đáp ứng nổi. Kể từ hai nhiệm kỳ qua (nhiệm kỳ VII và nhiệm kỳ VIII), Thường trực HĐND tỉnh đã chỉ đạo Văn phòng ngoài các kênh thông tin phục vụ đại biểu HĐND, cần nghiên cứu để tăng cường thêm các các kênh thông tin khác cho đại biểu, trong đó đặc biệt chú trọng mở thêm nhiều kênh thông tin điện tử.  Trên cơ sở đó, mô hình  HĐND điện tử đã ra đời và thực hiện tốt sứ mạng của mình.  
 

​     Mô hình HĐND điện tử thực chất gồm ba nội dung: Thứ nhất  là “Văn phòng điện tử” để xử lý công việc của Thường trực HĐND, các Ban HĐND chuyên trách và công tác của Văn phòng thông qua phần mềm xử lý văn bản và hồ sơ công việc; Thứ hai, “Website HĐND tỉnh” là kênh thông tin chính thức của HĐND tỉnh nhằm tuyên truyền, phổ biến pháp luật và nghị quyết của HĐND tỉnh, phản ánh các hoạt động của HĐND tỉnh theo luật định và trao đổi ý kiến với cử tri;  Thứ ba là “Kỳ họp HĐND điện tử” để điều hành và tổ chức toàn bộ kỳ họp thông qua hệ thống máy tính và mạng máy tính, không sử dụng văn bản giấy.

     Để thực hiện “Văn phòng điện tử”, thời gian qua việc đầu tư, hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin đã tương đối hoàn chỉnh. Vào năm 2013, Văn phòng được giao Chủ đầu tư dự án nâng cấp trang thiết bị công nghệ thông tin phục vụ hoạt động của HĐND tỉnh, theo đó đã trang bị kỹ thuật đồng bộ để từng bước thực hiện tin học hóa mọi hoạt động của Văn phòng nói riêng và của HĐND tỉnh nói chung. Về phần mềm ứng dụng, qua quá trình thử nghiệm, đã lựa chọn sử dụng chương trình quản lý văn bản và hồ sơ công việc (một phần mềm kế thừa từ chương trình 112 trước đây của Chính phủ, có nghiên cứu sửa lỗi, nâng cấp thêm để phù hợp với cơ quan nhà nước của tỉnh Đồng Nai), trang bị thêm máy chủ, máy tính để bàn; một số máy tính xách tay; một số ipad dùng cho cấp lãnh đạo từ trưởng-phó Ban trở lên cùng các thiết bị phụ trợ khác như máy chiếu, màn chiếu, máy Scan siêu tốc, máy chụp ảnh, ghi âm, quay camera... Trên cơ sở hạ tầng kỹ thuật, trang bị máy móc thiết bị đồng bộ và đội ngũ CBCC được bồi dưỡng để sử dụng thành thạo các ứng dụng  nhằm khai thác thông tin, soạn thảo, xử lý và trình duyệt văn bản trên mạng thông tin điện tử, không thực hiện phô tô văn bản đến,  bỏ việc in Kỷ yếu kỳ họp bằng giấy để đưa toàn bộ thông tin lên website HĐND tỉnh.

    Website HĐND tỉnh bắt đầu đi vào hoạt động thử nghiệm từ tháng 12/2005 và bắt đầu hoạt động chính thức tại Kỳ họp thứ Bảy(chuyên đề) HĐND tỉnh khóa VII (tháng 5 năm 2006), là kênh thông tin điện tử chính thức đầu tiên của HĐND tỉnh Đồng Nai. Từ năm 2014, website bắt đầu được chuyển sang là một nhánh trực thuộc cổng thông tin điện tử của tỉnh và là một  (http:\\hdnd.dongnai.gov.vn). Từ khi được hình thành cho đến ngày nay, website luôn đáp ứng đủ các tiêu chí là đảm bảo tính chính thống, chính xác, thời sự, trung thực, và nhất là cập nhật hệ thống nghị quyết của HĐND tỉnh các nhiệm kỳ, nội dung trả lời ý kiến cử tri. Đặc biệt, cơ cấu tổ chức, bộ máy của HĐND tỉnh. Số lượng tin, bài được đăng tải luôn đảm bảo website sinh động và đổi mới thường xuyên, vì thế đã thu hút số lượng độc giả ổn định, trung bình 4000 lượt truy cập mỗi ngày. Website được các độc giả và các cơ quan chuyên môn đánh giá là một trong những trang Website tốt nhất so với các cơ quan hành chính của tỉnh.

    Về mô hình kỳ họp điện tử, điều kiện tối thiểu là mỗi đại biểu phải có máy tính xách tay nối mạng và cài đặt các phần mềm phù hợp; hội trường nơi diễn ra kỳ họp phải có đường truyền ADSL đủ mạnh, phải có mạng LAN (nội bộ) và nguồn điện đến vị trí ngồi của đại biểu. Các nhiệm kỳ vừa qua, Thường trực HĐND tỉnh đều động viên đại biểu tự trang bị, hoặc huy động cơ quan, đơn vị của đại biểu mua sắm máy laptop để giao đại biểu quản lý, sử dụng. Trường hợp cơ quan chưa có điều kiện giải quyết, Thường trực HĐND tỉnh sẽ tạm ứng sinh hoạt phí của đại biểu trong nhiệm kỳ để đại biểu tự trang bị và sẽ trừ dần hàng năm. Việc cung cấp thông tin kỳ họp cho đại biểu thông qua việc gửi email công vụ cho đại biểu trước kỳ họp và chép trọn bộ dữ liệu vào buổi sáng trước giờ khai mạc. Chính vì vậy, tại các kỳ họp, đại biểu HĐND tỉnh luôn đến đúng giờ hoặc trước giờ khai mạc ít nhất là 30 phút, qua đó cùng góp phần vào việc đảm bảo sự nghiêm túc, chất lượng cao cho kỳ họp.

    Nhìn chung, việc ứng dụng CNTT của HĐND tỉnh Đồng Nai cho đến nay luôn được đánh giá là có sáng tạo, đạt hiệu quả thiết thực mà nhiều địa phương bạn đã học tập kinh nghiệm tổ chức thực hiện. Để tiếp tục thực hiện mô hình này cho hoạt động của khóa IX (nhiệm kỳ 2016-2021), Văn phòng nhận thấy việc trao đổi thông tin thường xuyên qua mạng chủ yếu mới thực hiện triệt để và thường xuyên trong phạm vi thông tin nội bộ Văn phòng HĐND tỉnh (bao gồm cả đại biểu chuyên trách) và giữa Văn phòng với đại biểu HĐND tỉnh và với HĐND cấp huyện, chưa thực hiện được thật sự có sự liên thông mạnh mẽ giữa HĐND tỉnh với UBND tỉnh và sở, ngành của tỉnh và giữa HĐND tỉnh với HĐND cấp huyện-cấp xã chưa thực hiện được hoặc chưa trở thành nề nếp, bắt buộc. Chính vì thế, việc nâng cấp, mở rộng và cải tiến một số tiện ích thuộc hệ thống QLVB&HSCV và triển khai đến cấp huyện thông qua đường truyền số liệu chuyên dùng của Chính phủ, thực hiện các thủ tục đấu nối từ máy chủ QLVB&HSCV của HĐND tỉnh vào đường truyền số liệu chuyên dùng của Chính phủ, phối hợp với cấp huyện để cài đặt hệ thống QLVB&HSCV của cấp huyện là nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ IX bên cạnh việc tiếp tục duy trì và triển khai tốt hệ thống “HĐND điện tử” hiện hữu.

     Kim Chung