Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủHoạt động của HĐND

Một số kỹ năng cần thiết để quyết định, giám sát trong lĩnh vực ngân ngân sách nhà nước

Đăng ngày: 12/04/2023
​Tại Hội nghị tập huấn đại biểu HĐND tỉnh Đồng Nai năm 2023, ông Bùi Đặng Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính-Ngân sách Quốc hội khóa XIV đã trao đổi một số kỹ năng cần thiết để quyết định, giám sát trong lĩnh vực ngân ngân sách nhà nước.
 

​Ngân sách địa phương (NSĐP) là bộ phận cấu thành của Ngân sách nhà nước (NSNN). Tuy phạm vi, quy mô nhỏ hơn nhưng có nhiều tính chất giống NSNN và khi thẩm tra, quyết định hay giám sát dễ thu thập thông tin hơn. Theo ông Bùi Đặng Dũng, quá trình thẩm tra, quyết định, giám sát NSĐP cần lưu ý:

BĐD HN tao huan.jpg
Ông Bùi Đặng Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính-Ngân sách Quốc hội khóa XIV
đã trao đổi tại Hội nghị tập huấn​
 

(1) Sử dụng hiệu quả các Báo cáo thẩm tra có liên quan của các cơ quan chuyên môn của Quốc hội, HĐND; thu thập và sử dụng hiệu quả các thông tin khác; có phân tích, so sánh, đối chiếu.

(2) Khi thẩm tra cần xem xét tính khả thi của dự toán thu, dự toán chi đặt trong bối cảnh, tình hình thực tế của địa phương và theo nguyên tắc, dự toán thu ngân sách trên địa bàn năm sau phải cao hơn năm trước. 

(3) Chấp nhận thực tế là khó điều chỉnh được số liệu chi tiết và cần phải đánh giá xu hướng vận động để khuyến nghị về các chỉ tiêu; tập trung kiến nghị về chính sách, giải pháp (do phụ thuộc vào số liệu thống kê; và do nhiều số liệu dự báo khó xác định chính xác vì độ mở của nền kinh tế quá lớn).

(4) Để điều chỉnh một khoản mục dự toán rất khó (do ngân sách lồng ghép; cộng gộp). Về quyết toán có thể điều chỉnh được nhưng chủ yếu là điều chỉnh phạm vi quyết toán ngân sách do chưa đủ điều kiện đưa vào quyết toán hoặc đưa thiếu vào quyết toán.

(5) Chuẩn bị tốt các điều kiện để thẩm tra, giám sát đầy đủ, kịp thời về tài liệu (chuẩn bị một bộ câu hỏi về các nội dung cần quan tâm trong quá trình thẩm tra, giám sát…).

(6) Cần nghiên cứu kỹ số liệu, tình hình ở từng báo cáo và các báo cáo tổng hợp để phân tích, rút ra kết luận.

(7) NSNN là một vấn đề rất rộng nên cần lựa chọn những vấn đề then chốt để đi sâu và theo đuổi, có thể là nhiều lần, nhiều kỳ họp.

(8) Ý kiến thẩm tra, giám sát phải nêu được bất cập, chỉ rõ nguyên nhân và có kiến nghị hữu ích về giải pháp.


DTTB tao huan.jpg
Đại biểu Đỗ Thị Thanh Bình - Trưởng ban KTXH HĐND huyện Trảng Bom
nêu vấn đề trao đổi tại Hội nghị tập huấn​
 

Ngoài ra, để làm tốt việc thẩm tra, quyết định và giám sát NSNN, bên cạnh năng lực, kinh nghiệm cá nhân, đại biểu HĐND nên có thêm một số kỹ năng sau: Thường xuyên cập nhật, nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến NSNN; kỹ năng tổng hợp, phân tích, nghiên cứu tài liệu; kỹ năng phát hiện vấn đề; kỹ năng thu thập thông tin, lấy ý kiến chuyên gia; kỹ năng sử dụng bộ máy giúp việc; kỹ năng tranh luận; kỹ năng chất vấn; kỹ năng kiến nghị; kỹ năng giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của cử tri về đầu tư công, về tài chính ngân sách; kỹ năng làm việc với báo chí để chuyển tải quan điểm của đại biểu về các nội dung thẩm tra, giám sát đến cử tri và tìm kiếm sự ủng hộ của các đại biểu khác, của dư luận xã hội; thường xuyên trao đổi, học hỏi kinh nghiệm hoạt động thẩm tra, giám sát NSNN với các cán bộ có nhiều kinh nghiệm, tham gia tích cực các hoạt động tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng hoạt động cho đại biểu HĐND để nâng cao năng lực và hiệu quả làm việc.  

Thu Hương