Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủBản tin HĐND số 110-Qúy II-2016

Nhiều điểm mới trong tổ chức kỳ họp thứ nhất HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021

Đăng ngày: 25/10/2016
​Căn cứ quy định của Luật tổ chức chính quyền địa phương, ngày 03/6/2016, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành văn bản số 1138/HD-UBTVQH13 hướng dẫn về việc tổ chức kỳ họp thứ nhất của HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021
 

​    Kỳ họp thứ nhất HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 là kỳ họp đầu tiên thực hiện theo Luật Tổ chức Chính quyền địa phương thay thế Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003. So với nhiệm kỳ 2011-2016, kỳ họp thứ nhất HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 đã có nhiều điểm mới, cụ thể như sau:

   Thời gian triệu tập kỳ họp thứ nhất HĐND khóa mới theo Luật Tổ chức Chính quyền địa phương là 45 ngày kể từ ngày bầu cử đại biểu HĐND, sớm hơn 15 ngày so với quy định trước đây. Theo quy định cũ, chỉ những địa bàn miền núi, nơi nào đi lại khó khăn thì kỳ họp thứ nhất của HĐND tỉnh được triệu tập chậm nhất là 45 ngày kể từ ngày bầu cử đại biểu HĐND.
 
   Việc triệu tập kỳ họp do Chủ tịch, Quyền Chủ tịch HĐND cùng cấp nhiệm kỳ 2011 - 2016 triệu tập. Trường hợp khuyết cả Chủ tịch, Quyền Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND thì Ủy viên Thường trực cùng cấp không thực hiện việc triệu tập như quy định cũ mà Thường trực HĐND cấp trên trực tiếp (đối cấp huyện, cấp xã) hoặc Ủy ban thường vụ Quốc hội (đối với cấp tỉnh) chỉ định Triệu tập viên để triệu tập.
 
dbubndtinhdnai.jpg
Thành viên UBND tỉnh ra mắt tại kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh khóa IX
 
    Nếu như nhiệm kỳ trước, việc xác nhận tư cách đại biểu do Ban Thẩm tra tư cách đại biểu được HĐND bầu ra tại kỳ họp thứ nhất thực hiện và ban hành nghị quyết thì trong nhiệm kỳ này, Ủy ban bầu cử tiến hành xác nhận tư cách đại biểu căn cứ vào kết quả tổng kết bầu cử đại biểu HĐND, kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến người trúng cử đại biểu HĐND. Ủy ban Bầu cử ban hành nghị quyết về xác nhận tư cách đại biểu và báo cáo HĐND tại kỳ họp.

   Việc bầu cử các chức danh của HĐND và UBND có nhiều điểm mới. Ủy viên Thường trực HĐND cấp tỉnh, cấp huyện được thay bằng chức danh Phó Chủ tịch HĐND; mở rộng thành viên Thường trực HĐND cấp tỉnh, cấp huyện gồm Chủ tịch, hai Phó Chủ tịch và các Ủy viên là Trưởng các Ban của HĐND. Riêng Thường trực HĐND cấp tỉnh còn có Chánh Văn phòng HĐND tỉnh là đại biểu HĐND tỉnh và do HĐND tỉnh bầu ra. Tại kỳ họp thứ nhất, HĐND chỉ quyết định cơ cấu, số lượng ủy viên của các Ban HĐND tỉnh; việc phê chuẩn danh sách Ủy viên các Ban HĐND do Thường trực HĐND cùng cấp thực hiện. Thành viên UBND cũng được tăng thêm về số lượng, gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, các Ủy viên là người đứng đầu các cơ quan chuyên môn thuộc UBND (đối với cấp tỉnh, huyện), Ủy viên phụ trách công an, Ủy viên phụ trách quân sự. Trong khi quy định trước đây, số lượng thành viên của UBND cấp tỉnh là từ 9-11 thành viên, cấp huyện có từ 7-9 thành viên và cấp xã có từ 3-5 thành viên.

   Khác với nhiệm kỳ trước, Thư ký kỳ họp là đại biểu HĐND tỉnh được HĐND bầu và thực hiện nhiệm vụ xuyên suốt nhiệm kỳ; tại kỳ họp thứ nhất, Văn phòng HĐND cấp tỉnh, Văn phòng HĐND&UBND cấp huyện, UBND cấp xã chịu trách nhiệm thực hiện thư ký kỳ họp của HĐND cấp mình.

    Cũng tại kỳ họp thứ nhất, HĐND sẽ xem xét, thông qua kế hoạch tổ chức các kỳ họp thường lệ năm 2016 bắt đầu nhiệm kỳ, đây cũng là quy định mới của Luật Tổ chức Chính quyền địa phương.

    Như vậy, cùng với những quy định mới của Luật Tổ chức Chính quyền địa phương, việc tổ chức kỳ họp thứ nhất HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 bên cạnh việc kế thừa các quy định trước đây còn có nhiều điểm mới để đảm bảo sự phù hợp hơn cho hoạt động HĐND.

     Tuyết Anh