Hình thức,
phương thức tổ chức giám sát chưa có nhiều đổi mới, chủ yếu là “phân tích” báo
cáo, chưa chú trọng, dành nhiều thời gian kiểm tra hồ sơ, sổ sách, tài liệu
liên quan, cũng như khảo sát đối chiếu thực tiễn nên trong giám sát chưa thể
phát hiện ra được hết những hạn chế, thiếu sót của cơ quan, đơn vị được giám
sát. Do hạn chế về thông tin, số liệu nên một số kết luận, kiến nghị giám sát
còn khá chung chung; chưa chỉ ra được những sai phạm, vi phạm cụ thể theo điều
khoản điểm của pháp luật cụ thể, cũng như trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân
có liên quan.
Ban Pháp chế giám sát tại Công an tỉnh
Các đại biểu HĐND, thành viên các Ban
HĐND hoạt động kiêm nhiệm, khi tham gia đoàn giám sát chưa dành thời gian cần thiết để nghiên cứu kỹ các văn bản
pháp luật, quy định về nội dung giám sát nên chưa phát huy tốt vai trò
của đại biểu, chất lượng ý kiến tham gia trong quá trình giám sát chưa cao. Một số thành viên Ban giữ cương vị lãnh
đạo quản lý trong các cơ quan quản lý nhà nước, do vậy khi thực hiện chức trách của người đại biểu
không thể giám sát chính họ hoặc liên quan đến ngành mình
quản lý.
Việc chuẩn bị nội dung báo cáo cho đoàn giám sát của một
số cơ quan, đơn vị mang tính hình thức, thiếu thông tin, tài liệu kiểm chứng, không bảo đảm yêu cầu
nội dung giám sát; một số đơn vị sao chép báo cáo của nhau mang tính đối phó,
Đoàn giám sát phải yêu cầu làm lại báo cáo, ảnh hưởng đến chất
lượng, hiệu quả giám sát.
Ông Nguyễn Kim Phước, Trưởng Ban KTNS phát biểu trong một buổi giám sát
Một số đơn vị chịu sự giám sát chưa tổ chức thực hiện
hoặc thực hiện chưa nghiêm và chưa báo cáo kết quả thực hiện các ý kiến kiến nghị của Ban HĐND; trong
một số buổi giám sát, thành viên đoàn giám sát, các cơ quan chuyên
môn được mời tham dự cũng như đối tượng chịu sự giám sát không tham dự đầy đủ
làm ảnh hưởng đến chất lượng các cuộc giám sát; hoạt động tổ chức tái giám sát
chưa nhiều; đồng thời,
Luật cũng chưa quy định hình thức chế tài đối với các đơn vị không thực hiện
kiến nghị sau giám sát.
Chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu, hệ thống hóa toàn bộ
thông tin trong hoạt động giám sát của HĐND các cấp trên địa bàn tỉnh phục vụ
cho khai thác thông tin nhằm xây dựng chương trình giám sát, lựa
chọn đối tượng, thời gian giám sát, theo dõi việc thực hiện kết luận sau giám
sát…
Việc thẩm tra các dự thảo Nghị quyết thường
kéo dài thời gian so với Luật định vì các nội dung phức tạp, liên quan đến nhiều cấp, nhiều
ngành và do một số chỉ tiêu phải chờ cấp trên phân bổ cho địa phương sau đó mới
gửi Tờ trình cho HĐND để các Ban HĐND thực hiện thẩm tra. Bên cạnh đó, công tác
phối hợp giữa các cơ quan trong việc đảm bảo hoạt động của HĐND có lúc chưa
chặt chẽ, chưa đảm bảo đúng quy định như: một số đề án, báo cáo, tờ trình dự
thảo Nghị quyết gửi đến Thường trực HĐND, các Ban HĐND chậm, ảnh hưởng đến chất
lượng, hiệu quả công tác thẩm tra của các Ban HĐND.
Thông qua thẩm tra, thẩm định, một số nội dung của
UBND cùng cấp trình kỳ họp Hội đồng nhân dân cho thấy vẫn còn một số nội dung
trình chưa đảm bảo dẫn đến phải đưa ra khỏi chương trình kỳ họp.
Một số vụ việc khiếu nại, sau khi các Ban HĐND giám sát và thông tin
kết quả, do không đạt được mong muốn nên dẫn đến công dân khiếu nại, tố cáo
thành viên các Ban HĐND (kể cả CB-CC Văn phòng) từ đó dẫn đến việc phải thực
hiện một quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo mới.
Nguyễn Thị Oanh