Các
Ban HĐND thực hiện thẩm tra theo lĩnh vực được phân công; đối với những báo
cáo, tờ trình, đề án liên quan đến trách nhiệm của nhiều Ban thì Thường trực
HĐND phân công các Ban cùng thẩm tra. Các báo cáo trình HĐND tỉnh đều được các
Ban HĐND tỉnh thẩm tra theo quy định. Việc thẩm tra báo cáo được các Ban HĐND
tỉnh thực hiện một cách khách quan, đánh giá được việc thực hiện nghị quyết của
HĐND, chỉ ra được những mặt làm được, chưa làm được, nguyên nhân và kiến nghị
các giải pháp. Trên cơ sở kết quả thẩm tra, các Ban HĐND các cấp đề xuất và
Thường trực HĐND lựa chọn một số nội dung cần tập trung xem xét, thảo luận tại
kỳ họp, đây là cơ sở gợi mở cho các đại biểu thảo luận, tranh luận để làm
sáng tỏ vấn đề trước khi quyết định.
Toàn cảnh Hội nghị tổng kết 7 năm thi hành Luật giám sát
Trong
hoạt động giám sát quyết định của Ủy ban nhân dân cùng cấp, nghị quyết của Hội
đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp: Việc giám sát quyết định của Ủy ban nhân dân
cùng cấp, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp của các Ban HĐND
chủ yếu lồng ghép trong hoạt động giám sát chuyên đề. Thông qua giám sát chuyên
đề, nếu nhận thấy những bất cập của các quyết định, các Ban HĐND đều có kiến
nghị tổng kết và điều chỉnh. Một số nội dung đã kiến nghị cụ thể như sau: Phân
bổ vốn đầu tư công; tỷ lệ phần trăm giữa các cấp ngân sách; quy định về bồi
thường, tái định cư, danh mục thu hồi đất và điều kiện tách thửa; chế độ CB-CC
cấp xã và người hoạt động không chuyên trách; hoạt động của các thiết chế văn
hóa; học phí …
Giám sát của Ban KTNS HĐND tỉnh
Trong
các chủ thể có chức năng giám sát chuyên đề, Ban HĐND các cấp đảm đương khối
lượng công việc nhiều nhất. Việc giám sát chuyên đề có kết hợp với khảo sát để
nắm bắt tình hình phục vụ cho giám sát; việc chọn lựa nội dung giám sát căn cứ
tình hình thực tế, kết quả triển khai thực hiện các Nghị quyết thuộc lĩnh vực
của Ban và theo chỉ đạo của các cấp ủy và của Thường trực HĐND. Ngoài việc chủ
động xây dựng chương trình và tổ chức giám sát, các Ban còn phối hợp với Ban
HĐND cấp dưới thông qua 02 hình thức: (1). Ban HĐND cấp trên giám sát tại một
số địa bàn, các địa bàn còn lại đề nghị Ban HĐND cấp dưới giám sát sau đó tổng
hợp kết quả chung; (2). Ban HĐND cấp dưới giám sát chuyên đề mời Ban HĐND cấp
trên cùng tham gia để hỗ trợ, nâng cao chất lượng giám sát. Kết quả từ năm 2017
đến nay, các Ban HĐND cấp tỉnh, cấp huyện đã giám sát 2.871 cuộc, có 13.217
kiến nghị, trong đó có 12.604 kiến nghị đã được thực hiện, còn 613 kiến nghị
chưa thực hiện (Cấp tỉnh: Ban Kinh tế Ngân sách đã thực hiện 136 cuộc giám sát,
có 454 kiến nghị, đã thực hiện 436 kiến nghị, chưa thực hiện 18 kiến nghị; Ban
Văn hóa xã hội đã thực hiện 184 cuộc giám sát, có 619 kiến nghị, đã thực hiện
604 kiến nghị, chưa thực hiện 15 kiến nghị; Ban Pháp chế đã thực hiện 133 cuộc
giám sát, có 586 kiến nghị, đã thực hiện 557 kiến nghị, chưa thực hiện 29 kiến
nghị). Cấp huyện: Ban Kinh tế xã hội 1.404 cuộc, có 7.028 kiến nghị, đã thực
hiện 6.673 kiến nghị, chưa thực hiện 355 kiến nghị; Ban Pháp chế 1.014 cuộc, có
4.530 kiến nghị, đã thực hiện 4.334 kiến nghị, chưa thực hiện 196 kiến nghị).
Bên
cạnh những nội dung giám sát theo chương trình, các Ban còn giám sát các nội
dung phát sinh theo chỉ đạo của Thường trực HĐND, Đảng đoàn HĐND và chỉ đạo của
cấp ủy cùng cấp; tham gia giám sát với các Ban HĐND cấp huyện. Trong
hoạt động giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân. Giám
sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân chủ yếu do Ban pháp chế HĐND
các cấp tiến hành. Việc lựa chọn nội dung giám sát căn cứ chỉ đạo của Thường
trực HĐND; nguồn đơn thư gửi đến HĐND và thông qua hoạt động tiếp công dân để
lựa chọn nội dung khiếu nại tố cáo bức xúc, phức tạp để tiến hành.
Việc giám sát
có thể thông qua việc xem xét báo cáo kết quả giải quyết, đối chiếu với quy
định để Ban HĐND xem xét, kiến nghị hoặc tổ chức đoàn giám sát. Toàn bộ các kết
luận giám sát đều được thông tin đến người khiếu nại, tố cáo biết; đối với
những nội dung sau giám sát nhận thấy yêu cầu, kiến nghị của công dân không phù
hợp, các Ban HĐND còn tổ chức tiếp công dân để thông báo kết luận, giải thích,
đề nghị người dân đồng thuận và thể hiện sự đồng hành của HĐND với UBND trong
công tác giải quyết KN-TC.
Nguyễn Thị Oanh