Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủHoạt động của HĐND

Những khó khăn trong thực hiện quy chế hoạt động của HĐND, Thường trực HĐND

Đăng ngày: 25/04/2023
​Theo quy định hiện nay, Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh hoạt động không chuyên trách phải dành ít nhất một phần ba thời gian làm việc trong năm để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Hội đồng nhân dân.
 

​     Tuy nhiên trên thực tế khó thực hiện vì cơ cấu đại biểu hiện nay chủ yếu thuộc các Ban Đảng; UBND tỉnh, lãnh đạo các sở ngành; Bí thư, Chủ tịch UBND cấp huyện và khối Tư pháp (gần 70%), đại biểu phải đảm được khối lượng công việc của cơ quan, đơn vị nên việc dành thời gian như trên là khó khả thi.
    Một số văn bản pháp luật về tổ chức và hoạt động của HĐND đã được ban hành nhưng chậm và chưa có sự thống nhất về thẩm quyền cho ý kiến đối với các nội dung phát sinh giữa hai kỳ họp HĐND (ngày 30/01/2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới ban hành Nghị quyết số 629/2019/UBTVQH14 về hướng dẫn một số hoạt động của HĐND).
    z3943055813612_e4519d10592cda19c17e451f6548fa41.jpg
                    Các đại biểu không chuyên trách tham gia hoạt động HĐND


   Trong việc thực hiện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung năm 2020: Thời gian xây dựng nghị quyết quy phạm pháp luật từ lúc bắt đầu đến lúc thông qua kỳ họp HĐND tỉnh rất dài nhưng thời gian dành cho các Ban HĐND tỉnh hoàn thành việc thẩm tra chỉ có 5 ngày (chậm nhất là 15 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp HĐND, cơ quan trình dự thảo nghị quyết phải gửi hồ sơ dự thảo nghị quyết đến ban của HĐND được phân công thẩm tra để thẩm tra. Báo cáo thẩm tra phải được gửi đến Thường trực HĐND tỉnh chậm nhất 10 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp HĐND tỉnh), Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định chưa tương xứng, cân đối về mặt thời gian để các Ban HĐND tỉnh có điều kiện phân tích sâu vấn đề.
    Chế độ, chính sách và các điều kiện bảo đảm hoạt động của HĐND các cấp chưa được quy định cụ thể, do đó mỗi địa phương ở các tỉnh ban hành nghị quyết quy định chế độ, chính sách với nội dung chi và mức chi khác nhau tùy thuộc vào điều kiện ngân sách của mỗi địa phương, do đó có sự chênh lệch giữa các địa phương trong khi việc thực hiện chức năng, quyền hạn của đại biểu là giống nhau.
    z3809277591083_476ca023412f5f263010d0dfd09d17d7.jpg
                          Một cuộc họp của Thường trực HĐND với các ngành


     Đối với Quy chế hoạt động của Thường trực HĐND tỉnh, d
o các quy chế đều được xây dựng theo trình tự chặt chẽ, công khai, có sự tham gia góp ý đầy đủ và trách nhiệm của các cơ quan; có dự ước những tình huống phát sinh và cách thức xử lý. Bên cạnh đó, quá trình triển khai thực hiện, các Ủy viên Thường trực tuân thủ đúng quy chế, quyết định các vấn đề theo nguyên tắc tập trung, dân chủ nên cơ bản quá trình thực hiện gặp thuận lợi. Bên cạnh đó còn nội dung bất cập như sau:
     Theo quy định tại khoản 3, Điều 6 Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi, bổ sung năm 2019) quy định “Thường trực HĐND là cơ quan thường trực của HĐND, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật này và các quy định khác của luật có liên quan; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước HĐND”. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, một số văn bản dưới Luật (như Thông tư số 76/2014/TT-BTC ngày 16/6/2014 và Thông tư số 77/2014/TT-BTC ngày 16/6/2014 hướng dẫn một số điều của Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/14 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước, trong đó quy định UBND cấp tỉnh ban hành hệ số điều chỉnh giá đất hàng năm sau khi xin ý kiến của Thường trực HĐND cùng cấp) quy định thẩm quyền Thường trực HĐND tỉnh chưa thống nhất, chưa phù hợp với Luật Tổ chức chính quyền địa phương, dẫn đến khó khăn trong thực hiện một số nhiệm vụ thuộc thẩm quyền của Thường trực HĐND tỉnh theo quy định.

    Nguyễn Thị Oanh