Từ kết quả nửa nhiệm kỳ thực hiện Quy chế hoạt
động của HĐND và Thường trực HĐND, Đồng Nai có một số kiến nghị với UBTVQH. Về
thực hiện Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đề nghị xem xét, trình sửa
đổi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo hướng nên quy định thời gian
thẩm tra của các Ban HĐND tỉnh dài hơn so với quy định hiện nay, tạo điều kiện
cho các Ban HĐND có thời gian nghiên cứu kỹ hơn các dự thảo nghị quyết.
Một phiên họp của Thường trực HĐND tỉnh
Về thẩm quyền của Thường trực HĐND, để tạo sự
đồng bộ và thống nhất về Thẩm quyền của Thường trực HĐND tỉnh theo quy định của
Luật Tổ chức chính quyền địa phương, đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội kiến
nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành rà soát các văn bản quy phạm pháp luật để
điều chỉnh cho phù hợp.
Về công tác nhân sự HĐND, nhân sự Ủy viên
Thường trực là Trưởng các Ban HĐND tỉnh, kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội
xem xét, kiến nghị Bộ Chính trị trong chỉ đạo về công tác đại hội Đảng các cấp
nhiệm kỳ 2025-2030 quan tâm đến việc cơ cấu để đại hội lựa chọn bầu cán bộ hoạt
động tại cơ quan HĐND cấp tỉnh theo hướng: Nếu cơ cấu Trưởng Ban HĐND hoạt động
kiêm nhiệm phải là người được giới thiệu bầu vào Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thành
ủy. Nếu cơ cấu Trưởng Ban HĐND hoạt động chuyên trách phải là người được giới
thiệu bầu vào Ban Chấp hành Tỉnh ủy, Thành ủy. Việc cơ cấu như trên nhằm mục
đích đảm bảo vai trò, vị thế, tạo thuận lợi cho hoạt động của các Ban HĐND, của
HĐND, của đại biểu hoạt động chuyên trách đồng thời đảm bảo sự hợp lý trong
tương quan so sánh giữa các Ban HĐND với các sở, Ban, ngành và các ban Đảng của
cấp ủy.
Giám sát cả Thường trực HĐND phải tuân thủ một quy trình chặt chẽ
Về các điều kiện bảo đảm cho hoạt động HĐND, đề
nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, kiến nghị ban hành quy định chung chế độ, chính sách
và các điều kiện bảo đảm hoạt động của HĐND các cấp thống nhất trong toàn quốc.
Đề nghị có cơ sở dữ
liệu chung giữa Quốc hội với các địa phương để chia sẻ thông tin, học hỏi kinh
nghiệm; trao đổi việc lấy ý kiến các dự thảo văn bản của Quốc hội UBTVQH, việc
không tiếp thu các ý kiến của các địa phương vào các hướng dẫn lấy ý kiến vì
việc góp ý xuất phát từ thực tế của địa phương và có tính thực tiễn cao. Các cơ
quan Quốc hội, Chính phủ cần có phối hợp khi hướng dẫn các vấn đề mà chính
quyền địa phương hỏi, đồng thời khi trả lời địa phương nào thì đồng gửi cho các
địa phương còn lại để cùng nắm và thực hiện (kể cả nội dung hỏi UBTVQH và các
Bộ), vì những khó khăn, vướng mắc có thể nhiều địa phương cùng gặp.
Các Bộ và Ban công tác đại biểu cần phối hợp
trong công tác đào tạo, bồi dưỡng để tránh trùng lắp nội dung và mất thời gian
của đại biểu. Tăng cường tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức, tập huấn kỹ năng
tham mưu, giúp việc, phục vụ cho công chức Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND các
tỉnh, thành.
Nguyễn Thị Oanh