Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủHoạt động của HĐND

Những ưu điểm và hạn chế, bất cập của các văn bản quy định về hoạt động giám sát

Đăng ngày: 13/09/2023
​Sau 7 năm triển khai thực hiện, Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân đã thực sự đi vào cuộc sống; thể hiện được vai trò của mình đối với công tác quản lý, điều hành nhà nước cũng như việc đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân.

​    Đối với Chính quyền địa phương, HĐND có thêm công cụ để thực thi quyền giám sát một cách khoa học, hiệu quả và công khai hơn, (thể hiện qua quy định tại Điều 28 Nghị quyết 594: Sau 15 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn thực hiện những vấn đề đã được Hội đồng nhân dân kết luận, kiến nghị, Thường trực Hội đồng nhân dân có trách nhiệm đăng tải công khai kết quả giám sát trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương hoặc công khai bằng hình thức khác phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương để cử tri và Nhân dân theo dõi, giám sát, trừ trường hợp thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước); UBND có thêm căn cứ pháp lý để thực thi nhiệm vụ với vai trò là cơ quan chấp hành của HĐND (thể hiện qua Điều 8 Luật Tổ chức Chính quyền địa phương quy định UBND là cơ quan chấp hành của HĐND)
   z4688502892384_825d654aedff8da6b5230cc4aaf3ee7b.jpg
      Đại biểu HĐND, những người làm nên chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát


 Đối với cử tri và Nhân dân, có điều kiện nắm bắt về hoạt động của cơ quan đại diện cho tiếng nói, nguyện vọng của mình nhiều hơn; đồng thời với việc HĐND các cấp vận dụng Luật, từ đó thực hiện tốt nhiệm vụ, phát huy được chức năng, vai trò thực chất cũng là việc đã thực hiện tốt nhiệm vụ đại diện cho cử tri và nhân dân địa phương trong việc bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp. Đặc biệt, với quy định lần đầu tại Điều 66 về giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri đã mang lại tác động tích cực, rõ nét đối với cơ quan có thẩm quyền trong việc việc giải quyết đầy đủ, thỏa đáng các ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân.
   z4688282470545_c02016a8565c117a6415e0c429987029.jpg
                      Đại biểu dự Hội nghị tổng kết 

   Bên cạnh những ưu điểm cũng còn những hạn chế, theo quy định của Luật, trường hợp các cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát không thực hiện hoặc thực hiện không đúng yêu cầu trong nghị quyết, kết luận, kiến nghị giám sát thì xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý. Tuy nhiên, qua hoạt động giám sát việc thực hiện quy định trên còn nhiều khó khăn, do thẩm quyền của đoàn giám sát cũng chỉ kiến nghị cơ quan có thẩm quyền, còn trách nhiệm xử lý của cơ quan có thẩm quyền như thế nào thì chưa được quy định cụ thể.
    Giám sát của Tổ đại biểu HĐND đã được ghi nhận trong Luật nhưng do quy định mới nên một số Tổ đại biểu chưa chủ động phát hiện tổ chức giám sát các vấn đề tiêu cực, nhạy cảm tại địa bàn ứng cử, kể các các nội dung phản ánh qua báo chí.
    Sự phối hợp giữa các cơ quan trong việc đảm bảo giám sát của HĐND thông qua hoạt động thẩm tra có lúc chưa chặt chẽ, chưa đảm bảo đúng quy định (như một số đề án, báo cáo, tờ trình dự thảo Nghị quyết gửi đến Thường trực, các Ban HĐND tỉnh để thẩm tra chậm so với quy định). Vấn đề này có một phần nguyên nhân do việc quy định thời gian gửi tài liệu đến các Ban HĐND dành cho hoạt động thẩm tra không nhiều.

Nguyễn Thị Oanh