Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủBản tin HĐND số 49-T12.2008

Phòng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh Đồng Nai sau 10 tháng đi vào hoạt động

Đăng ngày: 02/01/2009
Trong những năm gần đây vấn đề ô nhiễm môi trường đã và đang xảy ra là vấn đề bức xúc trong xã hội và rất nam giải trong công tác quản lý nhất là trong việc kiểm tra, xử lý đối với các hành vi vi phạm Pháp luật Bảo vệ môi trường.
Tình hình hiện nay vấn đề ô nhiễm môi trường tại các Khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Đồng Nai cũng đang là vấn đề bức bách đang được sự quan tâm của các ngành các cấp và nhân dân, nhất là sự kiện Công ty Cổ phần Hữu hạn Vedan Việt Nam gây ô nhiễm môi trường.

Để tập trung với các ngành, các cấp trong công tác bảo vệ môi trường Phòng Cảnh sát môi trường (PC36) thuộc Công an tỉnh Đồng Nai được thành lập theo Quyết định 1081/2007/QĐ-BCA(X13) của Bộ Công an, về tổ chức cơ cấu của Phòng gồm 03 đội nghiệp vụ với 29 cán bộ chiến sĩ.

Trên cơ sở được quy định về chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ chủ yếu  Phòng (PC36) là tham mưu giáp Ban Giám đốc công an tỉnh tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa, phát hiện đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường; nghiên cứu đề xuất các chủ trương, kế hoạch, biện pháp bảo vệ xử lý; phối hợp với các cơ quan chức năng, các ngành có liên quan tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về môi trường. Qua 10 tháng kể từ khi Phòng đi vào hoạt động Phòng (PC36) công an tỉnh đã kiểm tra, phát hiện và phối hợp xử lý 71 vụ việc vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh, chủ yếu là các hành vi như không có bản cam kết, đánh giá tác động môi trường; quản lý vận chuyển chất thải nguy hại không đúng nơi quy định; không có hệ thống xử lý nước thải, chất thải…, Phòng (PC36tiếp) đã tiếp nhận 31 lượt đơn thư, tin báo về các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường.

Trong quá trình hoạt động thì vẫn gặp phải không ít khó khăn trong công tác điều tra, xử lý, việc áp dụng các văn bản hướng dẫn để xử lý đối với các hành vi vi phạm như: về thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính chưa được giao cho Cảnh sát môi trường; chưa quy định thẩm quyền tạm giữ phương tiện, tang vật trong công tác xử lý vi phạm. Trang thiết bị kiểm tra, kiểm định các chất thải chưa có nên khó có thể định lượng, định tính cũng như đánh giá chính xác mức độ vi phạm, việc xử lý pháp luật hình sự về môi trường thì tại Chương XVII, Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định 10 tội danh vi phạm về môi trường, nhưng thực hiện chỉ áp dụng xử lý được các hành vi vi phạm được quy định tại Điều 189 “tội hủy hoại rừng” và điều 190 “tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã, quý hiếm”. Các điều luật còn lại chưa được hướng dẫn để thống nhất trong xử lý như quy định tình tiết về “gây hậu quả nghiêm trọng”, “thải vào không khí”, “chôn vào đất các chất độc hại quá mức cho phép” nhưng lại không có hướng dẫn, giải thích hoặc cơ quan nào xác định gioiứ hạn đó, cho nên gặp rất nhiều khó khăn cho các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc xử lý các trường hợp vi phạm.

Lưu Thị Hà