Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủBản tin HĐND số 60-T12.2009

Quan tâm đến Hội thẩm TAND là một cách để HĐND thể hiện sự quan tâm, giám sát đối với hoạt động Tư pháp

Đăng ngày: 09/03/2010
Hôi thẩm Tòa án nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra tại kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa. Nhiệm kỳ của Thẩm phán đi cùng với nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân. Hội đồng nhân dân cũng là cơ quan có thẩm quyền miễn nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân vì những lý do khác nhau theo quy định.
    Theo pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 04/10/2002 thì Hội thẩm làm nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh án nơi mình được cử hoặc bầu làm Hội thẩm. Chánh án cũng là người có trách nhiệm quản lý Hội thẩm theo quy chế tổ chức và hoạt động của Hội thẩm. Với quy định như trên thì Hội đồng nhân dân chỉ có việc bầu và nhiễm nhiệm còn việc bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, các điều kiện bảo đảm cho hoạt động của Hội thẩm TAND gọi nôm na là “nuôi dưỡng” lại thuộc về … Tòa án nhân dân theo quy định của pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân. Quy định này có sự phù hợp của nó bởi lẽ Tòa án nhân dân là cơ quan có nghiệp vụ chuyên sâu về công tác xét xử do đó, hoạt động của Hội thẩm và Tòa án có sự liên kết, phối hợp chặt chẽ với nhau. Tuy nhiên bất cập ở đây là việc người “sinh ra” tổ chức Hội thẩm TAND lại có vai trò quá mờ nhạt trong suốt quá trình năm năm hoạt động của tổ chức này.
    Hội thẩm hoạt động kiêm nhiệm, quyền lợi không đáng kể, tham gia Hội thẩm chủ yếu do nhiệt tình và ý thức trách nhiệm công dân. Chế độ bồi dưỡng phiên tòa nói chung cũng như cho Hội thẩm có hạn không tương xứng với sức lao động bỏ ra. Tuy nhiên có một thực trạng là đương sự trong các vụ án lợi dụng chính các quy định của pháp luật gây khó khăn, đưa ra những đòi hỏi dẫn đến việc phải hoãn phiên tòa là việc thường xuyên xảy ra dẫn đến những khó khăn cho Hội thẩm. Với Hội thẩm là cán bộ hưu trí thì mức độ ảnh hưởng khi hoãn phiên tòa không lớn nhưng với Hội thẩm đang là cán bộ, công chức, người lao động thì việc hoãn phiên tòa thường gây cho Hội thẩm tâm lý ngao ngán, ức chế bởi lẽ việc sắp xếp công việc để tham gia hội đồng xét xử không phải là việc dễ. Bên cạnh đó, với những phiên tòa bị hoãn này thì quyền lợi của Hội thẩm bằng… không. Đây cũng là một trong những lý do để xảy ra tình trạng mà đôi khi chúng ta vẫn nghe phản ánh đó là việc Hội thẩm không chuyên tâm vào việc cùng nghiên cứu bản án, nội dung vụ kiện mà đợi đến phiên tòa và quyết theo… Thẩm phán.
Một Hội đồng xét xử với 02 Hội thẩm và một Thẩm phán TAND
   
Thực tế này đã dẫn đến việc ở một số địa phương có tình trạng một số Hội thẩm mặc dù đầu nhiệm kỳ rất nhiệt tình với nhiệm vụ của mình nhưng theo thời gian thì nhiệt tình giảm dần thậm chí xin thôi làm Hội thẩm vì những lý do khác nhau dẫn đến sự thiếu hụt Hội thẩm, ảnh hưởng đến công tác xét xử của Tòa án. Đây là tình hình chung của nhiều địa phương.
    Ý thức được vấn đề này, ở Đồng Nai trong nhiệm kỳ qua, Thường trực HĐND tỉnh luôn thể hiện sự quan tâm của mình đối với những người làm công tác Hội thẩm Tòa án nhân dân. Hàng năm, Thường trực HĐND tổ chức các buổi họp mặt với Hội thẩm và Lãnh đạo Tòa án tỉnh nghe báo cáo tình hình hoạt động, công tác phối kết hợp giữa Hội thẩm với Tòa án và quan trọng nhất là để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng và động viên, khích lệ đội ngũ những người làm công tác Hội thẩm Tòa án nhân dân. Mặc dù việc giải quyết quyền lợi cho Hội thẩm là không hoặc không đáng kể nhưng bằng sự quan tâm, chia sẻ của mình, Thường trực HĐND tỉnh đã tác động đến ý thức trách nhiệm công dân trong việc góp phần bảo vệ nền pháp chế XHCN của đội ngũ những người làm công tác Hội thẩm.
    Trong các buổi gặp gỡ này, có những vấn đề không đồng quan điểm giữa Tòa án với đoàn Hội thẩm có dịp được bày tỏ, chia sẻ và cùng nhau giải quyết. Tất cả những việc đó đều nhằm một mục đích giúp các Hội thẩm yên tâm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Tiền lệ tốt đẹp này cũng được lan tỏa đến một số Thường trực HĐND cấp huyện, chính vì vậy, đội ngũ những người làm công tác Hội thẩm có thể tiếp tục khắc phục khó khăn, đứng vững ở vị trí là người được những người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân bầu nên và cùng với đội ngũ cán bộ công chức ngành Tư pháp thực hiện nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm, giải quyết các tranh chấp, khiếu kiện trong nhân dân.
    Ngành TAND tỉnh Đồng Nai luôn tự hào với thành tích xét xử và giải quyết một khối luợng án lớn thứ 3 so với cả nước chỉ sau thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Hà Nội; một số vụ án phức tạp, mang tính điển hình trong cả nước được giao về Đồng Nai xét xử là minh chứng về chất lượng hoạt động của ngành Tòa án tỉnh cũng như năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ Tư pháp. Để đạt được thành tích đó có một phần có sự đóng góp tích cực, hiệu quả, nhiệt tình của Hội thẩm Tòa án mà người tạo nên chất “men” kích thích cho công tác phối hợp ấy chính là Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai.                                                                                               
Nguyễn Thị Oanh