Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủThông tin KT-XH

Quốc hội thảo luận cho ý kiến về Dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi)

Đăng ngày: 04/01/2024
​Ngày 22/11, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, thảo luận về dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp. Dự t hảo được xây dựng nhằm thể chế hóa kịp thời chủ trương, đường lối của Đảng, khắc phục những tồn tại, bất cập đặt ra trong thực tiễn, nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả hoạt động của Tòa án để đáp ứng yêu cầu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Hầu hết các ý kiến đại biểu Quốc hội tán thành với sự cần thiết sửa đổi luật này, bày tỏ quan tâm đến những nội dung như quy định về thu thập chứng cứ trong hoạt động xét xử, giải thích pháp luât trong xét xử, đổi tên Tòa án nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện. 

Góp ý hoàn thiện dự thảo luật, đại biểu thể hiện sự đồng tình cần thiết phải sửa đổi một cách toàn diện Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, nhằm khắc phục những vướng mắc bất cập qua 8 năm thi hành luật; đồng thời thể chế hóa các nghị quyết của Đảng về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và yêu cầu nhiệm vụ giải pháp về cải cách tư pháp trong giai đoạn hiện nay. 

Về một số nội dung cụ thể, đại biểu quan tâm đến nhiệm vụ quyền hạn của tòa án nhân dân, theo đó tại điểm b khoản 2 Điều 3 của dự thảo luật quy định: khi thực hiện quyền tư pháp, Tòa án có nhiệm vụ, quyền hạn giải quyết xét xử vi phạm hành chính theo quy định của Luật và tại Điều 26 quy định cụ thể nội dung này. Quy định như dự thảo luật, đại biểu cho rằng sẽ gây áp lực rất lớn cho Tòa án nhân dân các cấp, vì hiện nay số lượng vụ án vụ việc quá nhiều, tính chất ngày càng phức tạp, trong khi biên chế nguồn lực của ngành Tòa án còn hạn chế. 

Đại biểu đề nghị xem xét lại quy định này cho phù hợp với thực tế khả năng triển khai thực hiện của ngành Tòa án. Hơn nữa, nếu bổ sung nhiệm vụ quyền hạn cho tòa án giải quyết xét xử vi phạm hành chính cần sửa trước các cái nội dung này trong các luật liên quan như: Luật xử lý vi phạm hành chính, Luật Tố tụng hành chính…

Về tổ chức Toà án nhân dân, đại biểu cho biết, tại Khoản 1, Điều 4 dự thảo Luật quy định: Tổ chức của Tòa án nhân dân bao gồm: TAND tối cao, TAND cấp cao, Tòa án nhân dân phúc thẩm; Tòa án nhân dân sơ thẩm, TAND sơ thẩm chuyên biệt và Toà án quân sự. Như vậy TAND cấp huyện, cấp tỉnh hiện nay sẽ được thay bằng TAND sơ thẩm và phúc thẩm. Qua tờ trình của TANDTC, sự thay đổi này nhằm mục đích bảo đảm tính độc lập của tòa án theo thẩm quyền xét xử. 

Tuy nhiên nghiên cứu về cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn được quy định cụ thể tại các điều luật cho thấy vẫn không khác gì nhiều so với luật hiện hành. Các Tòa án này vẫn được tổ chức và có thẩm quyền theo địa hạt tương ứng với các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện. Nhìn chung, sự thay đổi này chỉ là ở tên gọi, còn nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức bộ máy bên trong, cơ chế lãnh đạo của cấp ủy đảng, giám sát của cơ quan dân cử địa phương, quan hệ phối hợp công tác với các cơ quan... vẫn được thực hiện theo quy định hiện hành. Hơn nữa, Toà án cấp phúc thẩm nhưng vẫn xét xử sơ thẩm theo thẩm quyền. Đại biểu cho rằng sự thay đổi này chỉ là bình mới - rượu cũ, vì vậy đề nghị cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu thêm, nếu cần phải đổi mới thì phải đổi mới một cách toàn diện và thực chất, còn nếu chưa đủ điều kiện, tính khả thi thì nên giữ như quy định của luật hiện hành.

Kim Chung​