Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủHoạt động của ĐBQH

Quốc hội thảo luận Luật Báo chí (sửa đổi)

Đăng ngày: 15/11/2015
​Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII, chiều 14.11, Quốc hội làm việc tại tổ, thảo luận dự án Luật Báo ch​í (sửa đổi) và dự án Luật Tiếp cận thông tin.

So với Luật hiện hành thì Luật Báo chí (sửa đổi) lần này có những điểm mới như đã bổ sung các đối tượng được thành lập tạp chí khoa học như các trường đại học, bệnh viện..., bổ sung các quy định về nội dung, lĩnh vực, phương thức liên kết trong hoạt động báo chí, về cải chính thông tin trên báo chí. Dự thảo luật quy định lại chức danh người đứng đầu cơ quan báo chí là tổng giám đốc hoặc giám đốc thay cho chức danh Tổng biên tập như Luật hiện hành; tổng biên tập, phó tổng biên tập là người phụ trách nội dung sản phẩm báo chí và độ tuổi của người đảm nhiệm các chức danh này có thể cao hơn tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật về lao động nhưng tối đa không quá 05 năm...

ĐBQH Đặng Ngọc Tùng.jpg
ĐBQH Đặng Ngọc Tùng phát biểu tại buổi thảo luận tổ.

Cho ý kiến về cơ quan và nội dung quản lý nhà nước về báo chí, đại biểu Đặng Ngọc Tùng - Đoàn Đồng Nai đề nghị giao trách nhiệm quản lý nhà nước đối với các báo ở địa phương cho địa phương quản lý và cân nhắc lại quy định khi bổ nhiệm cấp phó người đứng đầu ở cơ quan báo địa phương phải xin ý kiến và được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ Thông tin truyền thông vì đại biểu Tùng cho rằng quy định như thế sẽ làm cho thủ tục bổ nhiệm sẽ rườm ra, mất thời gian và không cần thiết vì số lượng cấp phó sẽ rất nhiều và cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương sẽ không thể quản lý được hết những người này.

Đại biểu Trương Văn Vở - Đoàn Đồng Nai cho rằng dự thảo luật cần rõ trách nhiệm của cơ quan báo chí với cơ quan chủ quản, phải có quy định việc liên đới trách nhiệm của những người đứng đầu cơ quan báo chí vì theo quy định như dự thảo luật thì cấp quản lý cơ quan báo chí gồm tổng giám đốc hay giám đốc và tổng biên tập, như thế thì chưa phân định được trách nhiệm rạch ròi trong quá trình điều hành cơ quan báo chí. Đại biểu Vở đề nghị quy định rõ tổng biên tập chịu trách nhiệm pháp lý về nội dung ấn phẩm.

Theo đại biểu Dương Trung Quốc - Đoàn Đồng Nai thì đối tượng điều chỉnh của dự thảo luật chưa bao quát hết toàn bộ các hình thức và nội dung hoạt động của các loại hình báo chí trong thực tế hiện nay mà chủ yếu điều chỉnh một số loại hình thức báo chí chính thống như báo của cơ quan Đảng và một số Tổ chức Chính trị - xã hội khác.
Cho ý kiến về Dự án Luật tiếp cận thông tin, đại biểu Phạm Thị Hải - Đoàn Đồng Nai đề nghị bổ sung đối tượng được quyền tiếp cận thông tin là người nước ngoài đang sinh sống hợp pháp tại Việt Nam và người Việt Nam đang định cư tại nước ngoài.
Đại biểu Hải đề nghị quy định cơ quan có trách nhiệm cung cấp thông tin là các cơ quan nhà nước, bao gồm cơ quan lập pháp, hành pháp, toà án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân, kiểm toán nhà nước, vì cho rằng đây là các cơ quan chủ yếu tạo ra và quản lý thông tin liên quan đến các lĩnh vực quản lý nhà nước và đời sống xã hội. Quy định chủ thể có trách nhiệm cung cấp thông tin như vậy là phù hợp với tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương ở nước ta.

Đại biểu Đỗ Thị Thu Hằng - Đoàn Đồng Nai đề nghị bổ sung quy định về bồi thường khi cung cấp thông tin sai lệnh ảnh hưởng đến danh dự, sức khỏe, kinh tế của người được cung cấp thông tin, đồng thời phải quy định rõ việc hướng dẫn cung cấp thông tin cần được thể hiện bằng hình thức văn bản để có căn cứ pháp lý, bảo vệ người yêu cầu cung cấp thông tin, tránh tình trạng đùn đẩy trách nhiệm của các cơ quan cung cấp thông tin.

Đức Nhuận