Căn cứ Điểm b khoản 3 Điều 17 Nghị định số
109/2018/NĐ-CP về nông nghiệp hữu cơ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng
nhân dân xem xét, quyết định ban hành chính sách hỗ trợ bổ sung ngoài các chính
sách quy định tại Nghị định này, việc UBND tỉnh trình Hội đồng nhân
dân tỉnh thông qua chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ
trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2030 là cần thiết nhằm thu hút các thành
phần kinh tế có năng lực đầu tư sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh,
đây là một trong những nhiệm vụ đột phát trong kế hoạch phát triển kinh tế -xã
hội 05 năm, giai đoạn 2021-2025 mà Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XI Đảng
bộ tỉnh Đồng Nai nhiệm kỳ 2020-2025 và Nghị quyết số 18/2020/NQ-HĐND ngày
04/12/2020 của HĐND tỉnh đã đã ra.
b) Về nội dung dự thảo nghị quyết
- Về Phạm vi áp dụng: Việc giới hạn phạm vi áp dụng đối với lĩnh vực
trồng trọt và chăn nuôi theo đề nghị của UBND tỉnh là phù hợp với định hướng
phát triển của nhóm cây trồng, vật nuôi chủ lực của tỉnh; có diện tích sản xuất
lớn; tiềm năng về thị trường tiêu thụ sản phẩm hữu cơ; nông dân có kinh nghiệm
và kỹ thuật, trong đó cây điều và cây hồ tiêu phù hợp với để án phát triển nông
nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020-2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại
Quyết định số 885/QĐ-TTg ngày 23/6/2020 và diện tích sản xuất điều thuận lợi
trong chuyển đổi canh tác hữu cơ. Đối với sản phẩm dưa lưới là một loại rau ăn
trái có giá trị kinh tế cao, tiềm năng thị trường sản phẩm hữu cơ cao; có các
điều kiện thuận lợi để sản xuất nông nghiệp hữu cơ, hiện trên địa bàn tỉnh có
một số cơ sở trồng dưa lưới công nghệ cao đang có nhu cầu chuyển đổi sang sản
xuất hữu cơ khi có chính sách hỗ trợ.
Dưa lưới hữu cơ được trồng tại Công ty TNHH đầu tư sản xuất phát triển nông nghiệp Wineco tại huyện Long Thành
- Về đối tượng áp dụng: Các nhóm đối tượng là Hợp tác xã, trang trại, hộ
gia đình, nhóm hộ sản xuất sản phẩm hữu cơ đã được hỗ trợ từ chính sách đặc thù
quy định tại Điều 17 Nghị định 109/2018/NĐ-CP của Chính phủ, được UBND tỉnh đề
xuất hỗ trợ thêm một số chính sách nhằm tạo động lực thu hút các đối tượng trên
tham gia liên kết, hợp tác đầu tư sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Đối với đối
tượng hỗ trợ là nhóm doanh nghiệp không phân biệt về quy mô (trừ doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài) là cần thiết, nhằm thu hút doanh nghiệp có năng lực,
kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp, xây dựng được các chuỗi liên kết từ khâu
sản xuất đến tiêu thụ, tạo ra sản phẩm nông nghiệp
hữu cơ thân thiện với môi trường, sạch, an toàn và chất lượng đáp ứng yêu cầu
ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước và thị trường xuất khẩu.
- Về nội dung, định mức và mức hỗ trợ:
+ Hỗ trợ 100% kinh phí xác định diện tích đủ điều kiện
sản xuất hữu cơ, gồm điều tra cơ bản, khảo sát địa hình, phân tích mẫu đất, mẫu
nước, mẫu không khí: Áp dụng cho đối tượng là doanh nghiệp, mức hỗ trợ được xây
dựng bằng với mức định tại Điều 17 Nghị định số 109/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018
của Chính phủ, trong đó quy định mức hỗ trợ tuyệt đối là 300 triệu đồng/doanh
nghiệp được xây dựng trên cơ sở chi phí thực tế đang thực hiện trong thời gian
qua, mức hỗ trợ là phù hợp, đảm báo cân đối nguồn ngân sách nhà nước.
+ Hỗ trợ vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp hữu cơ:
Căn cứ Điều 6 Nghị định số 109/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ, UBND
tỉnh đề xuất nhóm vật đầu vào hỗ trợ là thức ăn chăn nuôi đối với vật nuôi và
phân bón đối với cây trồng. Đây là vật tư đầu vào thường xuyên sử dụng và mang
tính lâu dài và giá vật tư không ổn định (từ khi sinh trưởng cho đến khi thu
hoạch/xuất chuồng), do đó việc đề xuất hỗ trợ trên là phù hợp với nhu cầu thực
tế.
Mô hình nuôi heo hữu cơ tại hộ dân Huỳnh Ngọc Tây, xã Ngọc Định huyện Định Quán
Mức hỗ trợ 01
lần đối với vật tư phân bón hữu cơ là cây trồng, gồm: Lúa và rau ăn lá 09 triệu
đồng/ha; rau ăn quả 12 triệu đồng/ha; sầu riêng, xoài, bưởi, dưa lưới 25 triệu đồng/ha; chôm chôm, hồ tiêu, ca cao
20 triệu đồng/ha; cây điều: 10 triệu đồng/ha. Mức hỗ trợ 01 lần đối với thức ăn
chăn nuôi, gồm: heo là 08 triệu đồng/đơn
vị vật nuôi; gà là 05 triệu đồng/đơn vị vật nuôi: được xây dựng trên cơ sở định
mức kinh tế kỹ thuật đối với sản xuất thông thường theo quy định tại Quyết định
số 37/2021/QĐ-UBND ngày 25/8/2021 của UBND tỉnh và chi phí sản xuất hữu cơ thực
tế khi áp dụng.
Ông Nguyễn Kim Phước - Trưởng Ban KT-NS HĐND tỉnh khảo sát vườn sầu riêng hữu cơ Sáu Hiệp tại xã Xuân Quế huyện Cảm Mỹ
+ Hỗ trợ chi phí cấp Giấy chứng nhận sản phẩm nông
nghiệp phù hợp tiêu chuẩn nước ngoài và tiêu chuẩn Việt Nam do Tổ chức chứng
nhận cấp:
Các đối tượng là doanh nghiệp nhỏ, hợp tác xã, tổ hợp
tác, trang trại, hộ gia đình hoặc nhóm hộ sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông
nghiệp hữu cơ, ngoài được hỗ trợ chính sách đặc thù theo quy định tại điểm b
khoản 1 Điều 17 sẽ được đề xuất hỗ trợ thêm 100% chi phí cấp Giấy chứng nhận
sản phẩm nông nghiệp phù hợp tiêu chuẩn nước ngoài, đồng thời quy định mức hỗ
trợ đối đa là 300 triệu đồng/Giấy chứng nhận là phù hợp với khả năng cân đối
của ngân sách địa phương. Việc đề xuất hỗ trợ thêm nội dung chính sách cho các
đối tượng trên nhằm khuyến khích đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm theo tiêu
chuẩn quốc tế, đưa sản phẩm nông nghiệp hữu cơ tham gia thị trường thế giới,
nâng cao giá trị sản phẩm và nâng cao thu nhập cho người nông dân.
Các nhóm đối tượng doanh nghiệp còn lại (trừ
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài)
không được hỗ trợ tại Điều 17 của Nghị định số 109/2018/NĐ-CP, được UBND tỉnh
đề xuất hỗ trợ 100% chi phí cấp Giấy chứng nhận sản phẩm nông nghiệp phù hợp
tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn nước ngoài, mức hỗ trợ tối đa 300 triệu đồng/Giấy
chứng nhận, nhằm tạo nhiều cơ chế chính sách thu hút doanh nghiệp tham gia lĩnh
vực nông nghiệp hữu cơ.
+ Hỗ trợ một lần
cho đối tượng tại điểm a khoản 2 Điều 1 dự thảo nghị quyết về chi phí thực hiện
truy xuất nguồn gốc và quảng cáo sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, nội dung hỗ trợ
gồm: chi phí tài khoản quản lý thông tin truy xuất nguồn gốc; chi phí mua tem
truy xuất nguồn gốc; chi phí quảng cáo sản phẩm nông nghiệp hữu cơ. Mức hỗ trợ
thấp nhất là 5 triệu đồng/dự án, cao nhất là 25 triệu/dự án. Nội dung và mức hỗ
trợ trên là phù hợp với nhu cầu và tình hình thực tế để người tiêu dùng được
tiếp cận với các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ có nguồn gốc rõ ràng, uy tín và
chất lượng, mức hỗ trợ được xây dựng trên cơ sở chi phí thực tế đang áp dụng,
là phù hợp.
+Về điều kiện hỗ trợ: Ngoài các điều kiện quy định tại
khoản 4 Điều 17 Nghị định 109/2018/NĐ-CP ngày
29 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ về nông nghiệp hữu cơ, UBND tỉnh đề xuất thêm
03 điều kiện về: có phương án tiêu thụ sản phẩm hoặc hợp đồng liên kết tiêu thụ
sản phẩm; vật tư hỗ trợ sản xuất nông nghiệp hữu cơ
quy định tại điểm b khoản 3 Điều này là vật tư được phép sử dụng trong sản xuất
nông nghiệp hữu cơ; đối với nội dung hỗ trợ tại điểm d khoản 3 Điều này: thông
tin truy xuất nguồn gốc đầy đủ từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Nội dung
quảng cáo phù hợp, theo quy định của pháp luật. Việc quy định như trong dự thảo
là cần thiết, nhằm đảm bảo việc chi hỗ trợ chính sách đúng đối tượng, đúng mục
tiêu nghị quyết đã đề ra.
Nội dung
dự thảo nghị quyết trên sẽ trình tại kỳ họp thứ 12 của HĐND tỉnh xem xét, quyết
định.
Nguyễn Bình