Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủHoạt động của ĐBQH

Thầy- thợ: Thừa nhưng thiếu

Đăng ngày: 17/11/2015
​Sáng 16.11, Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII bước vào phiên chất vấn và trả lời chất vấn về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội trong hoạt động giám sát chuyên đề và hoạt động chất vấn từ đầu nhiệm kỳ đến nay.

Truong Van Vo.jpg

 ĐBQH Trương Văn Vở chất vấn tại hội trường

Thầy – thợ: Thừa nhưng thiếu.

Đề cập đến vấn đề thừa thầy thiếu thợ diễn trong thị trường lao động hiện nay, Đại biểu Trương Văn Vở (Đoàn Đồng Nai) đề nghị Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) xác định rõ trách nhiệm của về định hướng đối với hoạt động tuyển sinh đào tạo phù hợp với yêu cầu thị trường lao động để khắc phục tình trạng này theo yêu cầu của Quốc hội.

Trước câu hỏi trên, Bộ trưởng Bộ GD–ĐT Phạm Vũ Luận cho biết, để khắc phục tình trạng thừa thầy thiếu thợ, Bộ đã kiến nghị với Thủ tướng điều chỉnh giảm chỉ tiêu sinh viên trên 1 vạn dân từ 450 xuống 256 sinh viên vào năm 2020. Đồng thời thực hiện điều chỉnh quy hoạch mạng lưới, giảm nhịp độ thành lập mới các trường đại học và nâng cấp các trường cao đẳng lên đại học, cơ cấu lại mạng lưới, công việc này vẫn đang tiếp tục triển khai.

Bộ GD-ĐT tiếp tục tăng cường thực hiện việc thanh, kiểm tra các điều kiện đảm bảo chất lượng của các nhà trường và tiến hành đóng, không cho phép mở cửa nhiều ngành của nhiều trường đại học mà điều kiện không đảm bảo chất lượng cũng như tổ chức, hoạt động không đáp ứng được yêu cầu (cả ở đại học, thạc sỹ và tiến sỹ), chấm dứt việc đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ ở các cơ sở không phải trụ sở chính của nhà trường và điều chỉnh quy mô đào tạo tại chức theo hình thức giáo dục thường xuyên, đào tạo từ xa và chấm dứt việc đào tạo từ xa đối với lĩnh vực đào tạo sư phạm, thày, cô giáo

Vị tư lệnh ngành GD-ĐT cho rằng, để nguồn lao động gắn với nhu cầu của xã hội, Bộ đang gắn kết đào tạo với nhu cầu sử dụng lao động của thị trường thông qua việc thành lập các hội đồng trường thì yêu cầu phải có đại diện của giới doanh nghiệp, các nhà khoa học ngoài nhà trường, trong đấy có nhiều trường đã mời cả các chuyên gia, các giáo sư nổi tiếng của các trường đại học ở nước ngoài.

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận nhấn mạnh, hiện nay chúng ta không phải là thừa thầy mà vẫn đang thiếu thầy, hiện tại Bộ GD-ĐT đang phải khuyến khích các trường đại học tăng cường giáo viên, thầy cô giáo, các kỹ sư, tiến sĩ, chúng ta chỉ thừa người kém, thiếu thợ nhưng là thiếu thợ giỏi, hiên tại chưa có hiện tượng thừa thầy tốt.

Chật vật với doanh nghiệp công nghệ cao

Tiếp tục phần chất vấn của mình, Đại biểu Trương Văn Vở chất vấn Bộ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ (KHCN) và Bộ trưởng Bộ Công thương đề nghị giải trình rõ trách nhiệm và giải pháp khắc phục trong việc chậm cụ thể hóa chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, đổi mới công nghệ kể cả điều chỉnh tiêu chí, phân cấp thẩm quyền về xác nhận doanh nghiệp công nghệ cao – điều mà hiện nay đang ách tắc gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi.

Trả lời đại biểu Vở, Bộ trưởng Bộ KHCN Nguyễn Quân cho biết đã tham mưu Chính phủ có quyết định về chương trình đổi mới công nghệ và thành lập quỹ đổi mới công nghệ quốc gia và cùng với Bộ Tài chính xây dựng các văn bản hướng dẫn về quỷ. Hiện tại, quỹ đổi mới công nghệ quốc gia năm 2015 đã được bố trí kinh phí và đi vào hoạt động. Tuy nhiên, vấn đề khó mà Bộ trưởng đưa ra là hệ thống chính sách, đặc biệt là hệ thống luật pháp chưa đồng bộ đã ảnh hưởng rất lớn đến công tác đổi mới công nghệ. Bộ KHCN tiếp tục nghiên cứu, tham mưu Chính phủ  tổng kết thực tiễn, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hệ thống chính sách thời gian tới.

Về tiêu chí và phân cấp thẩm quyền xác nhận doanh nghiệp công nghệ cao, Bộ trưởng Nguyễn Quân cho rằng các văn bản về công nghệ cao đã được ban hành rất đầy đủ, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định về danh mục công nghệ cao và danh mục các sản phẩm công nghệ. Gần đây, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định về tiêu chí xác định doanh nghiệp công nghệ cao. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam hầu hết là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ nên rất ít doanh nghiệp đạt được tiêu chí theo của Chính phủ.

Trao đổi về việc phân cấp cho địa phương thẩm quyền công nhận doanh nghiệp công nghệ cao, Bộ trưởng Bộ KHCN cho rằng qua thực tế cho thấy các địa phương rất khó khăn thực hiện việc này vì doanh nghiệp khoa học, công nghệ cao tiêu chí còn cao hơn doanh nghiệp khoa học công nghệ cho nên hầu hết các địa phương rất khó khăn trong việc thẩm định và đánh giá hồ sơ để công nhận, Do đó, việc thẩm thẩm, định công nhận doanh nghiệp công nghệ cao hiện nay do Bộ KHCN đảm nhận và đến nay công việc tương đối thuận lợi, vì số lượng doanh nghiệp công nghệ không nhiều mặc dù số lượng nộp hồ sơ cũng rất lớn nhưng đáp ứng tiêu chí thì chỉ có một số doanh nghiệp đáp ứng được.

Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng đưa ra các giải pháp để khuyến khích phát triển doanh nghiệp công nghệ cao như tiếp tục phối hơp với Bộ KH-CN và các bộ, ngành có liên quan hoàn thiện cơ chế chính sách trong lĩnh vực công nghệ cao, đổi mới công nghệ. Trước mắt sẽ xem xét và điều chỉnh các tiêu chí cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao để khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, tăng cường hiệu quả của Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.Tiến hành hướng dẫn các doanh nghiệp xây dựng các dự án, đề án, các nhiệm vụ ứng dụng công nghệ cao, huy động các nguồn vốn khác nhau đầu tư hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao trong công nghiệp sản xuất và đưa các công nghệ tiên tiến thông qua các dự án đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam.
Đức Nhuận.