Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủBản tin HĐND số 46-T9.2008

Thực tiễn và kinh nghiệm hoạt động tiếp xúc cử tri trên địa bàn thị xã Long Khánh trong thời gian qua.

Đăng ngày: 13/12/2008
Tiếp xúc cử tri và liên hệ với cử tri là một hoạt động quan trọng của người đại biểu HĐND các cấp, là hoạt động có tính chất cầu nối giữa đại biểu dân cử và cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương với cử tri. Làm tốt công tác tổ chức tiếp xúc cử tri, kịp thời giải quyết các ý kiến, kiến nghị, nguyện vọng chính đáng và những bức xúc của cử tri đối với các cơ quan quản lý Nhà nước, có nghĩa chúng ta đã góp phần giữ vững sự ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, giữ vững lòng tin của quần chúng nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.
  Tuy nhiên, để làm tốt công tác tổ chức tiếp xúc cử tri, đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và nhiều cơ quan, nhất là phải phát huy được vai trò, năng lực của người đại biểu HĐND, đồng thời phải gắn với quá trình đổi mới nội dung, phương pháp tiếp xúc giữa cử tri và đại biểu HĐND các cấp nói chung và HĐND cấp thị xã (cấp huyện) nói riêng.

  Qua thực tiễn hoạt động tiếp xúc cử tri trên địa bàn các phường, xã trong thời gian qua cho thấy: nhiều địa phương tổ chức tiếp xúc cử tri nghiêm túc, có chất lượng, vẫn còn một vài nơi làm công tác này chưa tốt, chất lượng các buổi tiếp xúc còn có điểm hạn chế. Cụ thể có cử tri phát biểu không đúng trọng tâm, trọng điểm, cá biệt có một số ít cử tri lợi dụng diễn đàn này để thắc mắc cán bộ địa phương, còn một số ít đại biểu thì không nắm vững pháp luật, các quy định của Nhà nước để giải thích, giải đáp cho cử tri, mà đem nguyên nội dung chuyển về cho Thường trực HĐND, UBND.

   Năng lực của đại biểu cũng quyết định một phần không nhỏ đến chất lượng của các cuộc tiếp xúc cử tri. Đại biểu nào có kiến thức nhất định và năng lực thực tiễn, am hiểu tình hình, nắm bắt được các quy định của Nhà nước, của pháp luật thì sẽ hướng các cuộc tiếp xúc cử tri đi đúng trọng tâm, trọng điểm, giải thích, trả lời được các ý kiến, kiến nghị của cử tri ngay tại chỗ. Qua tổng hợp, chúng tôi nhận thấy hầu hết các ý kiến của cử tri xoay xung quanh những vấn đề bức xúc tại địa phương như: Điện, đường, trường, trạm, vấn đề bồi thường, giải tỏa các công trình xây dựng cơ bản, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, việc thực hiện các chính sách cho người có công... Mặc dù đã có chủ trương, chính sách và những quy định cụ thể của Chính phủ hoặc cơ quan Nhà nước cấp trên, nhưng vẫn còn một số đại biểu chưa giải thích, giải đáp được để cử tri biết.  Một yếu tố nữa cũng góp phần cho hiệu quả của các cuộc tiếp xúc cử tri là sự phối hợp đồng bộ giữa Thường trực HĐND, UBND và UBMTTQ thị xã, cũng như phối hợp đồng bộ giữa HĐND, UBND và UBMTTQ địa phương nơi tổ chức tiếp xúc cử tri. Trước hết, UBND phải chuẩn bị được đầy đủ các báo cáo theo quy định tại kế hoạch tiếp xúc và chuyển cho Thường trực HĐND đúng thời gian quy định để cócác tài liệu phục vụ cho đại biểu tiếp xúc cử tri. Sau đó phối hợp với UBMTTQ thị xã để thống nhất thời gian, địa điểm tiếp xúc cử tri và thông báo cho cơ sở biết. Tại địa phương nơi tiếp xúc cử tri, ngoài việc thông báo mời cử tri dự tiếp xúc, UBMTTQ còn phải chủ trì buổi tiếp xúc và phối hợp với cấp Ủy, UBND và đại biểu HĐND giải đáp những vấn đề thuộc thẩm quyền của địa phương, hướng cuộc tiếp xúc cử tri đi vào trọng tâm, dân chủ và tôn trọng lẫn nhau. Qúa trình tiếp xúc cần có sự thống nhất trước, những vấn đề nào thuộc thẩm quyền của cấp trên thì kiến nghị, những vấn đề không giải quyết tại chỗ được mới phản ảnh về Thường trực HĐND để tổng hợp.

  Một khâu khá quan trọng để phục vụ cho đại biểu tiếp xúc cử tri, đồng thời cũng góp phần nâng cao chất lượng các cuộc tiếp xúc cử tri của đại biểu dân cử, đó là nội dung, chất lượng và kỹ thuật biên tập các tài liệu, thông báo của Thường trực HĐND. Do năng lực, trình độ đại biểu không đồng đều, hơn nữa mỗi người ở một cương vị và môi trường công tác khác nhau, nên việc biên tập tài liệu phục vụ cho đại biểu tiếp xúc cử tri cũng đòi hỏi phải thật cô đọng, ngắn gọn, dễ hiểu, nhưng phải khái quát được tình hình, nội dung cần thông báo cho cử tri biết, nhất là tình hình kinh tế-xã hội, an ninh, quốc phòng (ANQP) của địa phương. Về phía cử tri, luôn muốn biết một cách căn cơ tình hình chung của địa phương và luôn không muốn đại biểu nói dài, đọc nhiều.

  Tài liệu phục vụ cho đại biểu tiếp xúc cử tri do tính chất và yêu cầu của mỗi kỳ họp quy định, nhưng những tài liệu có tính chất bắt buộc không thể không có, đó là: Báo cáo tóm tắt tình hình hoạt động của HĐND; Báo cáo tóm tắt tình hình kinh tế-xã hội của địa phương; Phiếu tiếp xúc cử tri, phiếu chất vấn của đại biểu HĐND. Trong đó, báo cáo tóm tắt tình hình và kết quả thực hiện các nhiệm vụ kinh tế-xã hội, ANQP là báo cáo sẽ được đại biểu đọc hoặc trình bày trước cử tri khi mở đầu buổi tiếp xúc. Do đó, đòi hỏi kỹ thuật biên tập phải có tính khái quát cao và thật ngắn, gọn thường từ 2 đến 3 trang đánh máy giấy khổ A4 và được viết theo dạng: nêu các chỉ tiêu cụ thể, có so sánh với Nghị quyết của HĐND đề ra, mức độ đạt, không đạt của từng chỉ tiêu; nêu nhận định đánh giá tình hình một cách toàn diện cả về kinh tế -xã hội -an ninh và quốc phòng; cuối cùng là nêu các nhiệm vụ trọng tâm và giải đáp chủ yếu để tiến hành thực hiện nhiệm vụ trong thời gian tới.

  Các tài liệu nêu trên và một số báo cáo chuyên đề của UBND thường được gửi đến trước từ 3-5 ngày để đại biểu có thời gian nghiên cứu, trước khi đi tiếp xúc cử tri.

Trong quá trình tiếp xúc cử tri trong thời gian qua trên địa bàn thị xã, Thường trực HĐND, UBND, UBMTTQ từ thị xã đến cơ sở đã đúc kết được những kinh nghiệm sâu sắc, thiết thực, cụ thể như: Nếu có sự chuẩn bị chu đáo, trên cơ sở trách nhiệm được phân công, đồng thời có sự phối hợp đồng bộ giữa HĐND, UBND, UBMTTQ từ huyện đến cơ sở thì công tác tiếp xúc cử tri sẽ được tổ chức chu đáo, dân chủ, đúng mục đích và ý nghĩa, đạt yêu cầu và chất lượng. Tránh được các hiện tượng qua loa, hình thức hoặc căng thẳng, nặng nề;  Khi tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND, nhất thiết phải có sự tham dự của đại biểu chính quyền địa phương, để giải đáp, giải quyết tại chỗ những vấn đề gì thuộc thẩm quyền, vừa tạo tâm lý thoải mái trong cử tri, vừa tránh tình trạng đại biểu chuyển giao nguyên trạng ý kiến cử tri đến Thường trực HĐND, UBND với một yêu cầu là xem xét, giải quyết trả lời với cử tri và thông báo cho đại biểu phản ảnh biết; Sau mỗi đợt tiếp xúc cử tri ở từng địa phương, đối với những địa điểm có nhiều đại biểu cùng tiếp xúc, các đại biểu HĐND nên họp lại để thống nhất việc ghi nhận các ý kiến cử tri phản ảnh, kiến nghị vào chung một phiếu, tạo điều kiện cho Thường trực HĐND dễ tổng hợp, đồng thời cũng loại đi những ý kiến đã được giải đáp tại chỗ, tránh trường hợp đại biểu tiếp tục đưa vào phiếu tiếp xúc cử tri có nội dung trùng lắp.

Ngô Xuân Trác