Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủHoạt động của HĐND

Thực trạng giải ngân vốn đầu tư công và nguyên nhân

Đăng ngày: 11/09/2023
​Vấn đề giải ngân vốn đầu tư công, từ năm 2021, HĐND tỉnh đã thực hiện chất vấn, giám sát, kiến nghị, đôn đốc nhưng vẫn đến nay việc giải ngân vốn đầu tư công rất chậm, khó có thể hoàn thành nhiệm vụ cả giai đoạn 2021-2025.

​    Cụ thể 6 tháng đầu năm 2023, nguồn vốn địa phương giải ngân chỉ đạt 18,43%, ngân sách trung ương đạt 27,48%. Các dự án bất động sản chỉ giải ngân được khoảng 25% (tổng số vốn đăng ký 400.000 tỷ); chủ yếu đang thực hiện bồi thường, vì vậy để hoàn thành chỉ tiêu vào cuối năm là rất khó khăn. Thời gian qua, UBND tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp, tích cực đôn đốc các đơn vị, địa phương đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công năm 2023, tuy nhiên kết quả giải ngân đến ngân đến 21/6/2023 là 1.950,382 tỷ đồng đạt 15,05% kế hoạch, chỉ có Biên Hòa là tương đối khá hơn.
    Đối với cấp tỉnh, huyện, cuối năm 2022, HĐND tỉnh căn cứ Luật đã ban hành Nghị quyết về kéo dài thời gian bố trí vốn và giải ngân kế hoạch đầu tư công cho các dự án còn lại những năm trước; năm 2021 với lý do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhưng năm 2022 không nêu được lý do kéo dài. Tuy nhiên đã cho kéo dài nhưng 6 tháng đầu năm 2023 vẫn chỉ giải ngân được 5,62% của những dự án năm trước (ví dụ những dự án trọng điểm có 9 dự án chuyển tiếp, giải ngân đạt 9,09%, dự án khởi công mới đạt 4,04% kế hoạch). Theo một số đại biểu, nguyên nhân do công tác bồi thường giải phóng mặt bằng chậm, công tác định giá đất cụ thể,… nguyên nhân này chỉ ảnh hưởng đến các dự án khởi công mới, còn những dự án kéo dài từ những năm 2020, 2021, 2022, có những dự án đã thực hiện giải phóng mặt bằng, đã thi công nhưng vẫn chưa giải ngân được thì do nguyên nhân từ đâu chưa được phân tích, làm rõ.
    Nguyên nhân, theo đại biểu là do vướng công tác đền bù, giải phóng mặt bằng chậm; xác định giá đất cụ thể và việc phân cấp áp giá đền bù chậm (Nghị quyết 73 của Chính phủ giao cho các huyện thành lập hội đồng thẩm định giá đất nhưng đến nay chưa thực hiện được). Công tác bồi thường gặp khó khăn do công tác xác định nguồn gốc đất thận trọng, phương pháp định giá đất khó triển khai, giá đất chênh lệch quá nhiều, không có đơn vị tham gia tư vấn giá đất. Các dự án nhà ở cũng đang không triển khai được do cách làm trước đây chưa phù hợp theo ý kiến của Kiểm toán nhà nước. Việc thực hiện quy chuẩn theo quy định tại Thông tư số 06/2022/TT-BXD ngày 30/11/2022 của Bộ Xây dựng về QCVN 06:2022/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn cháy cho nhà và công trình gặp khó khăn; việc bố trí vốn chưa sát thực tế dẫn đến phải điều chỉnh vốn đầu tư công trong năm 2023 từ dự án này qua dự án khác; năng lực lập hồ sơ không chất lượng. Công tác xác định giá đất gặp nhiều khó khăn, không có đơn vị tư vấn tham gia xác định giá đất nên ảnh hưởng đến việc thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng của địa phương và tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công. Trong khi đó, công tác đền bù giải phóng mặt bằng đóng vai trò quan trọng, nhất là các dự án trọng điểm như cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, đường Vành đai 3… đang chậm tiến độ. Hiện nay, tình hình huy động, khai thác nguồn vốn từ đấu giá đất để thực hiện đầu tư công trung hạn (2021-2025) nói chung và năm 2023 nói riêng còn rất khó khăn.

​Nguyễn Thị Oanh