Ngày 23 tháng 11 năm 2024 - 18:14:28 | | |
|
Liên kết website
Specified argument was out of the range of valid values.
Thương binh ¼ Nguyễn Văn Thịnh - ông chủ của những bộ đồ gỗ kiểu mới Đăng ngày: 08/05/2008
Đến cơ sở gỗ Xuân Thịnh, chúng tôi được chiêm ngưỡng nhiều bộ bàn ghế đủ kiểu sang trọng có, bình dân cũng có mà phần đa là sản xuất bỏ mối cho nhiều cơ sở tại Đồng Tháp, Cần Thơ, Đồng Nai. Ông chủ của cơ sở đó chính là thương binh nặng ¼ Nguyễn Văn Thịnh, anh mất một tay, tỷ lệ thương tật 81% nhưng đã khắc phục mọi khó khăn, chiến thắng bệnh tật vươn lên trở thành một thương binh “tàn mà không phế”.
|
ANh Nguyễn Văn Thịnh bên những sản phẩm của mình | Gặp chúng tôi, trên trán anh còn đẫm mồ hôi vì vừa đi tìm hiểu thêm mấy mẫu bàn ghế mới, anh trò chuyện thân tình, giọng vẫn đặc xứ miệt vườn Tây Nam Bộ. Những ngày sau giải phóng, anh vào đội du kích xã Tân Thành, huyện Hồng Ngự, Đồng Tháp. Đến năm 1978, trong một lần cùng đội du kích xã tham gia gỡ lựu đạn gài, dọn đường cho quân chủ lực, lựu đạn nổ làm đứt mất một phần cánh tay trái và ảnh hưởng nặng tay phải, anh được giám định thương tật ¼ và xác định mất đi 81% sức khỏe. Với anh, cuộc sống thực sự bắt đầu khó khăn, nhưng nhớ lời dạy của Bác Hồ “thương binh tàn nhưng không phế” và ý thức mình còn may mắn hơn nhiều người đã không còn được sống. Vì thế ý chí phải chiến thắng thương tật đã vượt lên tất cả, anh bắt đầu tự học hỏi qua bạn bè về nghề mộc khi chuyển lên sinh sống ở Đồng Nai vào năm 1980. Cứ như thế, càng làm càng say xưa, nhất là khi anh lập gia đình vào năm 1986 thì ngoài việc làm kinh tế, anh còn phải là trụ cột gia đình. Cũng may mắn, anh có người vợ đảm đang, biết thu vén cùng anh chia sẻ khó khăn.
Ngay từ đầu chỉ với 25 triệu đồng vốn, vợ chồng anh đã mua máy cưa, vừa làm mộc, vừa chăn nuôi heo, rồi bán heo, lấy tiền mua gỗ, đầu tư máy móc…cứ thế cơ sở của anh dần có việc ổn định. Cùng với việc UBND tỉnh quy hoạch cụm tiểu thủ công nghiệp các ngành chế biến gỗ tại phường Tân Hòa, vợ chồng anh cũng chuyển đổi sang chỉ chuyển làm mộc, tạo việc làm thường xuyên cho từ 12-15 công nhân với mức thu nhập trung bình 3 triệu đồng/ người/tháng.
Điều đáng nói ở thương binh Nguyễn Văn Thịnh là dù có khó khăn đến đâu nhưng lương của công nhân làm tại cơ sở mộc của anh đều được lãnh đúng, đủ theo quy định. Anh chia sẻ:” mình cũng đã khó khăn rồi nên không thể để người làm cho mình cũng phải khó khăn, vì phía sau họ là gia đình”. Hơn mười công nhân làm việc tại cơ sở anh đều có tay nghề khá, làm ra những sản phẩm đẹp, được khách hàng ưa chuộng. Không chỉ thế, khách hàng gần xa còn tín nhiệm uy tín của ông chủ cơ sở. Trong quá trình vận chuyển hàng nếu không may bị trầy xước anh đều sẵn sàng làm lại, thậm chí đổi bộ mới cho khách. Nhiều công nhân trong xưởng của anh cho biết: “Chú Thịnh rất vui vẻ, không bao giờ phân biệt ông chủ người làm, ngược lại có những điều chưa hiểu, dù sức khỏe yếu nhưng chú Thịnh vẫn trực tiếp đứng máy để chỉ bảo cho công nhân học tập”. Chính uy tín cộng với cái tâm nghề nghiệp và sự nỗ lực vươn lên học hỏi đã giúp anh chiến thắng thương tật, vươn lên trở thành thương binh làm kinh tế giỏi và nuôi dạy con ngoan. Gia đình anh cũng là gia đình văn hóa nhiều năm của phường Tân Hòa, bản thân anh vừa vinh dự được nhận giấy khen của UBND thành phố Biên Hòa trong Hội nghị tổng kết 11 năm thực hiện Pháp lệnh ưu đãi người có công và biểu dương thương binh gia đình liệt sỹ tiêu biểu và người công dân kiểu mẫu của tp. Tới đây, anh cũng là một trong các đại biểu được tham dự Hội nghị biểu dương thương binh gia đình liệt sỹ tiêu biểu Tỉnh Đồng Nai nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày thương binh liệt sỹ.N. Trinh
|
|
|