Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủBản tin HĐND số 64-T5-2010

Tiếp tục công bố "danh sách đen" các Doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường tại Đồng Nai

Đăng ngày: 14/05/2013
  ​Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Ao Văn Thinh đã ký quyết định số 3931/QĐ-UBND công bố 20 doanh nghiệp trên địa bàn vào “danh sách đen” gây ô nhiễm môi trường, đồng thời gia hạn cho những đơn vị này phải hoàn thành xử lý triệt để về môi trường trước ngày 31-12-2010.  

​     Theo đó, đợt này có 7 doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được cấp sở phê duyệt, thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường. Điển hình như Công ty Bông Đồng Nai (thuộc Công ty cổ phần Bông vải và kinh doanh tổng hợp miền Đông, đóng tại Khu công nghiệp Biên Hòa 1) có các chỉ tiêu nước thải vượt tiêu chuẩn nhiều lần, trong đó coliform vượt 500 lần, COD vượt 1,3 lần, màu vượt 3,3 lần. Nhà máy cơ khí luyện kim (thuộc Công ty cổ phần Cơ khí luyện kim, đóng tại Khu công nghiệp Biên Hòa 1) có các chỉ tiêu trong nước như COD vượt 1,4 lần, màu vượt 2,9 lần, coliform vượt trên 13 lần. Công ty TNHH Nafovanny đóng tại xã Tam Phước, huyện Long Thành có các chỉ tiêu nước thải như BOD vượt tiêu chuẩn 3,5 lần, COD vượt 4 lần, tổng chất rắn lơ lửng vượt 1,4 lần, coliform trong nước vượt 80 lần... Công ty TNHH Cự Thành có trụ sở đóng tại xã An Phước, huyện Long Thành có các chỉ tiêu nước thải BOD vượt 4,3 lần, COD vượt 19,5 lần, tổng nitơ vượt tiêu chuẩn 7 lần. Công ty TNHH An Thiên Lý đóng tại KCN Bàu Xéo, huyện Trảng Bom có các chỉ tiêu nước thải về máu sắc vượt tiêu chuẩn 10,3 lần, COD vượt tiêu chuẩn 1,9 lần, BOD5 vượt tiêu chẩun 1,3 lần, TSS vượt tiêu chuẩn 1,6 lần, Sắt vượt tiêu chuẩn 6 lần, Coliform vượt tiêu chuẩn 500 lần. Nhà máy chế biến mủ cao su Thành Tuy Hạ - Liên hiệp nông trường cao su, Sở Công nghiệp Đồng Nai đóng tại xã Phú Thạnh, huyện Nhơn Trạch có các chỉ tiêu nước thải như BOD vượt tiêu chuẩn 79,6 lần, COD vượt 19,8 lần, tổng nitơ vượt tiêu chuẩn 4 lần, coliform vượt trên 22 lần. Nhà máy chế biến mủ cao su Tân Định, đóng tại xã Xuân Định, huyện Xuân Lộc; Công ty TNHH An Thiên Lý đóng tại Khu công nghiệp Bàu Xéo, huyện Trảng Bom cũng có các tiêu chuẩn BOD, COD, nitơ, coliform trong nước vượt tiêu chuẩn nhiều lần cho phép.

     Ngoài số doanh nghiệp trên, 13 công ty khác cũng được UBND tỉnh  Đồng Nai liệt vào danh sách gây ô nhiễm môi trường do có các chỉ tiêu về khí thải và nước thải không đạt tiêu chuẩn và gây nguy hại cho môi trường. Đó là các cơ sở: Nhà máy bao bì Biên Hòa (KCN BH 1), Công ty TNHH Technopia Việt Nam (KCN BH 2), Công ty TNHH công nghiệp Việt Nam I.S.A (KCN BH 2), Nhà máy gạch men King Minh (xã Hóa An), Công ty TNHH Hố Nai ( KP 8, phường Long Bình), Công liện doanh TNHH Cự Hùng (phường Tân Hiệp), Công ty TNHH Pohhuat Việt Nam (KCN Tam Phước) Công ty TNHH Johnson Wood (KCN Tam Phước), Công ty VMEP (KCN Nhơn Trạch 2), Công ty TNHH Quốc tế Gold Long JohnĐồng Nai Việt Nam (KCN Nhơn Trạch 2), Công ty TNHH Hóa chất Hsinsou Việt Nam (KCN Nhơn Trạch 2), Công ty hữu hạn công nghiệp chính xác Việt Nam (KCN Hố Nai), Xí nghiệp tư doanh Hảo (xã Xuân Phú).

     Đối với 20 doanh nghiệp trên, tỉnh Đồng Nai đã xử phạt vi phạm hành chính, đồng thời yêu cầu doanh nghiệp phải có các biện pháp khắc phục triệt để tình trạng ô nhiễm môi trường trước ngày 31-12-1010. Trước đó, UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành Quyết định 3705/QĐ-UBND công bố 13 doanh nghiệp lớn do cấp bộ phê duyệt đánh giá tác động môi trường, đã gây ô nhiễm môi trường, đồng thời gia hạn đến trước ngày 30-4 phải hoàn thành các biện pháp khắc phục triệt để tình trạng ô nhiễm môi trường.

     Hiện nay, Đồng Nai đang xem việc xử lý các DN gây ô nhiễm môi trường là một giải pháp chủ yếu để khắc phục tình trạng ô nhiễm. Thời gian tới Đồng Nai sẽ tiếp tục công bố các loại hình DN có nguy cơ gây ô nhiễm để không cấp phép đầu tư và không kêu gọi đầu tư nhằm phòng ngừa ô nhiễm môi trường. Đối với các doanh nghiệp bị công bố gây ô nhiễm môi trường lần này, UBND tỉnh Đồng Nai gia hạn lộ trình cho doanh nghiệp tự khắc phục hệ thống xử lý nước thải trong thời gian tối đa 1 năm, đồng thời yêu cầu sớm lắp đặt các thiết bị phục vụ cho công tác xử lý nước thải... Bên cạnh đó, tỉnh cũng khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới công nghệ sản xuất sạch, không làm ảnh hưởng đến môi trường.

                                                               Nguyễn Thị Phi