Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủHoạt động của HĐND

Tình hình ban hành văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân

Đăng ngày: 13/09/2023
​Luật số 87/2015/QH13 về hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân ban hành ngày 20 tháng 11 năm 2015, đến ngày 01/7/2016, Luật có hiệu lực thi hành.

​    Với việc quy định một khoảng thời gian dài (6 tháng) cho công tác chuẩn bị triển khai thực hiện Luật đã thể hiện tính chất, mức độ quan trọng của Luật đối với hoạt động của các cơ quan dân cử đồng thời cũng thể hiện sự thận trọng của Quốc hội để giúp HĐND các cấp có sự chủ động, chuẩn bị tốt nhất cho hoạt động thực thi luật. Ngay từ khi được ban hành, Luật đã đáp ứng được sự mong chờ của các cơ quan dân cử vì đây là lần đầu tiên hoạt động giám sát được luật hóa và cụ thể hóa trong một văn bản pháp luật riêng, vì vậy Luật được HĐND các cấp đón nhận và là khung pháp lý, là động lực để HĐND thực hiện tốt nhiệm vụ được giao đồng thời giúp cho hoạt động giám sát trong phạm vi cả nước có sự tương đồng.
   z4688502934246_d3a5dfdabd2b35c339b7d1b8d9b2ca1c.jpg
           Giám sát của HĐND tỉnh về chuyển đổi mục đích đất rừng

 
  Đối với HĐND các cấp, căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình, HĐND đều ban hành Quy chế hoạt động toàn khóa, cụ thể các nội dung của Luật phù hợp với tình hình, yêu cầu nhiệm vụ thực tế của địa phương, trong đó đã mạnh dạn đề ra những quy định về trách nhiệm của HĐND cao hơn so với quy định trong Luật. Có thể nêu một số nội dung cụ thể như sau: HĐND tỉnh Đồng Nai ban hành Nghị quyết số 26/NQ-HĐND ngày 31/8/2021 của HĐND tỉnh Đồng Nai về chương trình hoạt động toàn khóa quy định Hội đồng nhân dân tỉnh tổ chức giám sát chuyên đề mỗi năm ít nhất 01 nội dung. Nghị quyết số 24/NQ-HĐND ngày 30 tháng 7 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai khóa X quy định: Căn cứ vào chương trình công tác hàng năm của Hội đồng nhân dân tỉnh, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh xây dựng chương trình hoạt động; kế hoạch khảo sát, giám sát việc thực hiện các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp trên địa bàn ít nhất một nội dung/năm hoặc khảo sát, giám sát các nội dung khác do Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh phân công. Quy định về giám sát việc giải quyết ý kiến cử tri theo hướng: Ban HĐND giám sát với góc độ cơ quan chuyên môn; tổ đại biểu giám sát dưới góc độ địa bàn ứng cử để tổng hợp kết quả đánh giá chung; trường hợp Ban và Tổ đại biểu có ý kiến khác nhau thì Thường trực HĐND có ý kiến sau cùng.
    z4688282500849_004d4c2a66356eed2eb3389784ed2e39.jpg
        Hội nghị tổng kết có sự tham dự của đại biểu HĐND 3 cấp


   Cùng với việc ban hành Luật,
Nghị quyết 594/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hướng dẫn thi hành Luật cũng đã được ban hành đã giúp tháo gỡ nhiều điểm chưa rõ trong Luật càng tạo thuận lợi cho HĐND các địa phương trong việc thực hiện chức năng giám sát. Tại Nghị quyết, có những quy định mới rất chặt chẽ và cần thiết tạo thuận lợi cho hoạt động giám sát như: Điều 5 quy định về lồng ghép nội dung giám sát về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tội phạm. Điều 8 và Điều 11 quy định về tiêu chí lựa chọn nhóm vấn đề chất vấn và người bị chất vấn tại kỳ họp Hội đồng nhân dân và phiên họp Thường trực HĐND. Điều 10 quy định về quyền tranh luận của đại biểu trong Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân hoặc Nội quy kỳ họp Hội đồng nhân dân. Điều 18 quy định về hoạt động giám sát của Tổ đại biểu trong trường hợp Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân chủ động giám sát theo thẩm quyền thì Tổ trưởng Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp về kế hoạch, nội dung, đối tượng giám sát và thành phần tham gia giám sát trước khi thực hiện. Đặc biệt, điều 24 quy định về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát nếu có hành vi cản trở hoặc không thực hiện nghị quyết, kết luận, kiến nghị giám sát thì Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét xử lý trách nhiệm đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân đó. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát và người có liên quan…
    Như vậy, có thể đánh giá văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân là khá hoàn thiện và thuận lợi cho việc áp dụng.

Nguyễn Thị Oanh