Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủHoạt động của ĐBQH

Tổng hợp ý kiến góp ý dự án Luật Ngân hàng Nhà nước (sửa đổi)

Đăng ngày: 26/04/2010
Thực hiện Chương trình hoạt động năm 2010 của Đoàn ĐBQH tỉnh về công tác tham gia xây dựng các dự án luật (theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2010 của Quốc hội). Đoàn ĐBQH tỉnh đã phối hợp với Thường trực HĐND tỉnh tổ chức lấy kiến Luật Ngân hàng Nhà nước (sửa đổi) gồm các Sở, ngành liên quan cấp tỉnh; các chi nhánh Ngân hàng tỉnh Đồng Nai để lấy ý kiến đóng góp đối với dự án luật nêu trên. Qua lấy ý kiến góp ý của 14 đơn vị liên quan, Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai báo cáo tổng hợp một số nội dung cụ thể như sau :
1. Về vị trí và chức năng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (điều 2) : Hội nghị nhất trí với khoản 1, điều 2 dự thảo luật về vị trí pháp lý của NHNN : “Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan ngang Bộ của Chính phủ, là Ngân hàng Trung ương của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”. Vì quy định như thế là  phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước hiện nay, phù hợp cơ cấu tổ chức của Chính phủ đã được Quốc hội phê duyệt.  Đề nghị sửa lại khoản 3, điều 2 cho ngắn, gọn, nhưng vẫn bao trùm được ý nghĩa của vị trí và chức năng của NHNN như mục đích của dự thảo luật. Nội dung đề nghị sửa như sau : “Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ - tín dụng - ngân hàng”.

2. Về chính sách tiền tệ quốc gia (điều 3) : Nhất trí như dự thảo luật, vì quy định như vậy đã phản ánh được đặc điểm riêng của ngành Ngân hàng, một ngành kinh tế đặc thù với đặc trưng là sử dụng tiền tệ với tư cách là một loại “hàng hóa đặc biệt” trong kinh tế thị trường làm công cụ để phát triển kinh tế - xã hội.

3. Về nhiệm vụ và quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước (điều 5) : Theo quy định như điều 5 dự thảo luật là chưa bao hàm hết nội dung về nhiệm vụ và quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước. Vì vậy, đề nghị nên quy định theo hướng phân ra thành 2 nhóm, cụ thể như sau : Nhóm quy định về quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước gồm những quyền mà Ngân hàng Nhà nước được thực hiện theo quy định pháp luật như : Cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của các tổ chức tín dụng; quyết định giải thể, chấp thuận chia, tách, hợp nhất, sáp nhập các tổ chức tín dụng; và thanh tra, giám sát an toàn hoạt động  ngân hàng; quản lý và giám sát hoạt động tín dụng, thanh toán; xử lý các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo thẩm quyền...;Nhóm quy định về nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước (bao gồm các nội dung còn lại trong điều 5 dự thảo luật). Đề nghị thiết kế về nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước gồm có 2 phần : Phần quy định về nhiệm vụ chung và phần quy định về nhiệm vụ cụ thể (lấy nội dung khoản 1, điều 5 làm nhiệm vụ chung; các nhiệm vụ cụ thể bố trí theo hướng lấy nhiệm vụ chủ yếu quan trọng nhất của Ngân hàng Nhà nước đặt lên hàng đầu, như : Tham gia xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước; Tổ chức, điều hành và phát triển thị trường tiền tệ… Đề nghị bỏ khoản 10, điều 5 dự thảo luật về việc “Ngân hàng Nhà nước thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại tổ chức bảo hiểm tiền gửi, doanh nghiệp thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng có vốn Nhà nước theo quy định của pháp luật…”. Vì Ngân hàng Nhà nước nếu vừa thực hiện chức năng quản lý nhà nước, lại vừa thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước tại tổ chức tín dụng thì sẽ tạo ra xung đột do “vừa đá bóng, vừa thổi còi”, không đảm bảo tính khách quan, độc lập khi thực hiện chức năng là một Ngân hàng Trung ương. Việc đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước nên chuyển giao cho công ty quản lý vốn thuộc Bộ Tài chính.

5. Về giải thích từ ngữ (điều 7) : Đề nghị bổ sung vào điều 7 để giải thích cho rõ nghĩa đối với cụm từ “nghiệp vụ thị trường mở” được quy định tại điều 16 dự thảo luật.

6. Về Lãi suất (điều 13) : Đề nghị bổ sung điều 13 dự thảo luật nội dung : Lãi suất tổ chức tín dụng đối với khách hàng là lãi suất thỏa thuận hình thành trên cơ sở thị trường, cung cầu vốn và phù hợp các mục đích hoạt động trong điều kiện không có diễn biến bất thường.

7. Về mở tài khoản và thực hiện giao dịch trên tài khoản (điều 28) : Đề nghị chỉnh sửa khoản 3, điều 28 dự thảo luật theo hướng : Quy định tiền gửi của Kho bạc Nhà nước tại Ngân hàng Nhà nước là thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. Riêng ở các huyện không có chi nhánh Ngân hàng Nhà nước thì gửi vào Ngân hàng Thương mại (vì việc điều chuyển vốn tiền gửi này được thực hiện ở Hội sở Thương mại và Ngân hàng Thương mại có tài khoản tiền gửi ở Ngân hàng Nhà nước, quy định như trên là đủ, không cần Ngân hàng Nhà nước phải có thêm quy định).

8. Về đối tượng thanh tra, giám sát ngân hàng (điều 53, điều 57) : Khi thị trường phát triển đối tượng giám sát thanh tra phải tính cả 3 lĩnh vực : ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán để đảm bảo rủi ro cho nền kinh tế. Đề nghị bổ sung các đối tượng còn thiếu trong quy định vào đối tượng giám sát, thanh tra ngân hàng.

9. Về xử lý đối tượng thanh tra, giám sát ngân hàng có hành vi vi phạm pháp luật về tiền tệ, ngân hàng (điều 60) : Tại khoản 2, điều 60 dự thảo luật đã nêu gồm 8 biện pháp xử lý đối với đối tượng thanh tra, giám sát ngân hàng khi có hành vi vi phạm pháp luật về tiện tệ, ngân hàng nhưng lại chưa quy định cụ thể trong trường hợp vi phạm nào thì áp dụng biện pháp xử lý nào, đặc biệt đối với những biện pháp xử lý có tính chất nghiêm khắc như : yêu cầu tổ chức tín dụng phải chuyển nhượng vốn điều lệ, hoặc vốn cổ phần; cổ đông lớn, cổ đông nắm quyền kiểm soát, chi phối phải chuyển nhượng cổ phần; thu hồi giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp. Đề nghị luật nên quy định rõ vấn đề này, nhằm khắc phục tình trạng tùy tiện áp dụng pháp luật của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Như Ý