Thực tiễn hoạt động HĐND tỉnh Đồng Nai qua các
nhiệm kỳ đã thể hiện thực sự là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, thực
hiện tốt chức năng, nhiệm vụ; có kết quả triển khai hoạt động giám sát nổi
trội, có nhiều cách làm mới, sáng tạo, gắn giữa lý luận và thực tiễn, phát huy
hiệu lực, hiệu quả hoạt động của HĐND. Theo Luật Tổ chức Chính quyền địa phương
thì HĐND bao gồm các Đại biểu HĐND, Thường trực HĐND, các Ban HĐND và Tổ đại
biểu HĐND. Thực tế trong hoạt động của HĐND cần phải có quy chế làm việc để các
đại biểu, các cơ quan của HĐND làm căn cứ triển khai thực hiện để có thể hoàn
thành nhiệm vụ được giao.
Mọi hoạt động tại Kỳ họp HĐND đều tuân thủ quy chế
Thường trực HĐND tỉnh Đồng Nai các khóa đều quan tâm đến tính kế thừa
trong việc xây dựng các Quy chế làm việc; các bản quy chế đều chứa đựng 07 nhóm
nội dung cơ bản như: Phạm vi, đối tượng áp dụng; nguyên tắc làm việc; nhiệm vụ,
quyền hạn Thường trực HĐND tỉnh; nhiệm
vụ, quyền hạn của các thành viên; chế độ làm việc; quan hệ làm việc và tổ chức
thực hiện.
Bên cạnh đó, các quy chế được xây dựng mang những
đổi mới, trước hết là đổi mới do thay đổi về cơ cấu nhân sự: Thường trực HĐND
tỉnh Đồng Nai khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 có thay đổi về nhân sự (đồng chí Chủ
tịch HĐND hoạt động chuyên trách nên chỉ có 01 Phó Chủ tịch hoạt động chuyên
trách, trong khi đó, khóa VIII và khóa IX có Chủ tịch kiêm nhiệm và 02 Phó Chủ
tịch hoạt động chuyên trách) nên việc phân công nhiệm vụ của các chức danh có
thay đổi, đồng chí Chủ tịch HĐND đảm nhiệm nhiều công việc hơn so với khóa
VIII, IX để phù hợp với nhiệm vụ hoạt động chuyên trách.
Trình bày báo cáo thẩm tra tại kỳ họp HĐND
Đổi mới do
yêu cầu thực tế: Quy chế hiện
hành bổ sung 01 Điều (Điều 7) về hình thức văn bản của Thường trực HĐND tỉnh,
theo đó Thường trực HĐND tỉnh ban hành
văn bản hành chính thông thường, nghị quyết cá biệt để xử lý các vấn đề thuộc
thẩm quyền.
Bổ sung quy định về chế độ làm việc để thuận
lợi hơn và ứng dụng mạnh hơn công nghệ thông tin vào hoạt động, theo đó trước
khi họp tập thể Thường trực để cho ý kiến, căn cứ lĩnh vực phụ trách của các
Ban HĐND, Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch phân công các Ban cho ý kiến bằng văn bản
và báo cáo tại cuộc họp tập thể Thường trực. Việc phân công được thực hiện
thông qua hệ thống quản lý văn bản và điều hành của cơ quan. Ban được phân công
phải có báo cáo bằng văn bản đối với nội dung được giao, thể hiện quan điểm,
đánh giá sự phù hợp, hướng đề nghị xử lý vấn đề. Lãnh đạo Ban có trách nhiệm
báo cáo tại cuộc họp tập thể Thường trực HĐND.
Bổ sung quy định về mối quan hệ giữa các thành viên Thường trực HĐND
trong trường hợp khi có ý kiến khác nhau về cùng một vấn đề giữa các thành viên
thì tổ chức cuộc họp để quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Trong mối quan hệ với Văn phòng, quy chế hiện hành cụ thể hơn thông qua
việc quy định Thường trực HĐND phân công, giao nhiệm vụ và kiểm tra các hoạt
động của Văn phòng; lãnh đạo văn phòng làm thư ký các cuộc họp Thường trực và
khi trình Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch HĐND tỉnh quyết định các vấn đề cụ thể
lãnh đạo Văn phòng có trách nhiệm tổng hợp ý kiến của các Ủy viên Thường trực
HĐND, ý kiến của các Ban HĐND, ý kiến của Văn phòng, ý kiến của các cơ quan
liên quan (nếu có).
Những thuận lợi, bất cập, khó khăn trong quá
trình thực hiện quy chế, đó là được sự quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn kịp thời của Ủy ban Thường
vụ Quốc hội; sự phối hợp hoạt động của các cơ quan của Quốc hội, các ban của Ủy
ban Thường vụ Quốc hội; sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy Đồng Nai,
HĐND tỉnh nói riêng và HĐND các cấp có được những thuận lợi trong triển khai sự
trao đổi, học hỏi kinh nghiệm hoạt động; HĐND các địa phương mạnh dạn cải tiến
nội dung và phương thức hoạt động, đem lại hiệu quả thiết thực.
Nguyễn Thị Oanh