Kết quả đổi mới,
nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác của HĐND các cấp chưa thực sự đồng đều ở
các địa phương và trên tất cả các lĩnh vực. Trong hoạt động giám sát, việc thực
hiện các kết luận của Trung ương vẫn chưa kịp thời phát hiện và đề xuất giải
pháp khắc phục được một số những sai phạm của cơ quan, cá nhân được giám sát,
nhất là trong lĩnh vực tài chính công, giải ngân vốn đầu tư công còn thấp,
chậm; việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân còn tồn đọng nhiều (còn 1.060 vụ
việc giải quyết khiếu nại, tố cáo đang phải kiểm điểm, theo dõi, yêu cầu giám
sát, giải quyết dứt điểm); tình trạng thiếu thuốc men, vật tư, thiết bị y tế còn chưa được giải
quyết kịp thời; việc chậm thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia ở các địa
phương.
Trao đổi kinh nghiệm hoạt động HĐND giữa Đồng Nai và Bình Phước
Quy định của pháp
luật về tổ chức và hoạt động của HĐND, các Ban HĐND, Tổ đại biểu HĐND, đại biểu
HĐND chưa thật rõ, ví dụ việc thực hiện thí điểm mô hình chính quyển đô thị ở
một số thành phố đã bộc lộ một số khó khăn, vướng mắc, như ở những địa phương
không thành lập HĐND cấp quận thì ngân sách cấp quận không phải là một cấp ngân
sách, chỉ còn là một cấp dự toán, không được bố trí ngân sách dự phòng, nên
không đáp ứng được ngay kinh phí để xử lý kịp thời đối với những việc phát sinh
hoặc cần thiết do nhu cầu cấp bách, quốc phòng, an ninh, hoặc sau khi thực hiện
phân cấp mạnh mẽ cho địa phương ở một số thành phố không tổ chức HĐND ở quận,
phường đã tạo áp lực lên HĐND cấp thành phố trực thuộc trung ương, trong điều
kiện số lượng đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách ở các thành phố này nói
chung hiện còn thiếu so với yêu cầu.
Trao đổi và học tập kinh nghiệm để nâng cao năng lực hoạt động
Về hoạt động chất vấn, giải
trình tại các Phiên họp của Thường trực HĐND chưa thực hiện được nhiều; chưa tổ
chức được nhiều hoạt động giám sát thực hiện các kết luận, kiến nghị giám sát
của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban HĐND, Tổ đại biểu HĐND và đại biểu HĐND cấp
tỉnh.
Hình thức tiếp
xúc cử tri chưa đa dạng, tiếp xúc cử tri theo chuyên đề, lĩnh vực, nơi làm
việc, noi cư trú còn ít; việc giải quyết kiến nghị đối với một số vụ việc chưa
được giải quyết dứt điểm hoặc chưa nhận được sự đồng thuận cao của cử tri; thời
gian giải quyết còn kéo dài, quá thời hạn quy định. Việc theo dõi, đôn đốc giải
quyết các kiến nghị, kết luận chưa được thường xuyên và triệt để. Chất lượng
thẩm tra của các Ban HĐND chưa được đồng đều, một số văn bản chất lượng chưa
cao; ở một số địa phương kế hoạch, lịch làm việc của các Ban HĐND có lúc còn
chồng chéo, chưa thực sự khoa học.
Hoạt động của Tổ
đại biểu HĐND, đại biểu HĐND có nơi còn hạn chế như chưa bố trí nhiều thời gian
cho hoạt động giám sát, tiếp xúc cử tri, duy trì họp tổ thường xuyên; chưa thực
hiện tốt hoạt động tiếp công dân định kỳ. Về sự phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của
HĐND có lúc chưa chặt chẽ, chưa bảo đảm thời gian theo quy định của pháp luật;
các đơn vị được xin ý kiến chưa tận tâm trách nhiệm tham gia vào dự thảo nghị
quyết. Công tác dự báo chưa được tính toán đầy đủ, chưa có sự gắn kết chặt chẽ
giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội với nguồn lực ngân sách nên quá trình
tổ chức thực hiện còn gặp lúng túng, khó khăn. Bên cạnh đó, UBTVQH giám sát
việc ban hành các Nghị quyết chứa quy phạm pháp luật của HĐND còn hạn chế do việc
báo cáo của HĐND chưa đầy đủ, kịp thời.
Nguyễn Thị Oanh