Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủThông tin KT-XH

Tránh tình trạng tự ý hủy tài liệu hết giá trị

Đăng ngày: 04/01/2024
​Thảo luận về Luật Lưu trữ, Đại biểu Điểu Huỳnh Sang (Bình Phước) nêu thực tế, lưu trữ lịch sử ở cấp tỉnh hiện nay rất khó khăn trong việc thu thập tài liệu từ các nguồn nộp lưu, thiếu quy định có tính pháp lý đủ mạnh và thiếu chế tài, các cơ quan, tổ chức thường né tránh và không coi trọng nhiệm vụ nộp lưu tài liệu vào lưu trữ lịch sử với nguyên do “sợ thất lạc tài liệu, nộp lưu sẽ khó khăn khi cần tài liệu”.

Đại biểu cho rằng, để tăng cường công tác thu thập, nộp lưu tài liệu vào lưu trữ lịch sử, góp phần bảo quản và phát huy giá trị của tài liệu lưu trữ chung, Ban soạn thảo cần nghiên cứu cứu bổ sung và có chế tài về trách nhiệm phải nộp lưu tài liệu vào lưu trữ lịch sử đối với các cơ quan, đơn vị thuộc nguồn nộp lưu tài liệu vào lưu trữ lịch sử. Đồng thời, nghiên cứu bổ sung quy định cụ thể về tài liệu quá hạn khi nộp lưu theo quy định tại các cơ quan, đơn vị thuộc nguồn nộp lưu.

Hiện nay, việc đầu tư kinh phí cho công tác lưu trữ chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Chính phủ đang rất quyết liệt thực hiện chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực. Tài liệu lưu trữ đã được xác định có vai trò rất quan trọng, chứa đựng nguồn thông tin về quá khứ, có độ chính xác cao và có giá trị đặc biệt, góp phần vào việc xây dựng, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Tuy nhiên, tài liệu còn tồn đọng, chưa được phân loại, chỉnh lý còn rất nhiều. Đại biểu Điểu Huỳnh Sang đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu quy định về nguồn lực đầu tư đối với công tác lưu trữ các cấp, phục vụ cho việc chỉnh lý, số hóa phần mềm, trang thiết bị bảo quản tài liệu, kho lưu trữ.

Đề cập đến quy định về hủy tài liệu hết giá trị (Điều 15), đại biểu Nguyễn Hữu Thông (Bình Thuận) đề nghị nên bỏ điểm d, khoản 2, Điều 15 về tài liệu lưu trữ bị hư hỏng nặng, không có khả năng phục hồi, bởi nội dung này còn quy định khá chung chung, và các cơ quan, tổ chức có thể dựa vào nội dung này để tiêu hủy, có nguy cơ làm mất tài liệu có giá trị.

Nếu vẫn giữ quy định này, cần bổ sung thêm trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Nội vụ trong việc quy định chi tiết về thẩm quyền, quy trình, thủ tục hủy tài liệu hết giá trị tại cơ quan, tổ chức và lưu trữ lịch sử, do hiện nay, tình trạng tự ý hủy tài liệu hết giá trị, quy trình tổ chức tiêu hủy tài liệu của các cơ quan, tổ chức, cá nhân vẫn còn thiếu sót các khâu, chưa có sự thống nhất.

Kim Chung​