Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủHoạt động của HĐND

Về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Đăng ngày: 25/04/2023
​Chuyển thẩm quyền giải quyết tranh chấp cho Tòa án là phù hợp với bản chất pháp lý của việc giải quyết tranh chấp. Nhưng cần làm rõ điều kiện để thực hiện nhiệm vụ

    ​Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai ghi nhận 02 luồng ý kiến của đại biểu HĐND tỉnh. 
    + Ý kiến 1: Đề nghị nên giữ theo quy định hiện hành, tùy theo trường hợp có giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ chứng minh về quyền sử dụng đất để các bên tranh chấp có quyền lựa chọn cơ quan giải quyết, việc quy định tất cả các vụ việc tranh chấp đất đai, tranh chấp đất đai và tài sản gắn liền với đất đều do Tòa án giải quyết trong khi cơ quan cung cấp hồ sơ, tài liệu là UBND các cấp thì có kéo dài thời gian xử lý vụ việc hay không nếu sự vụ tranh chấp không phức tạp và bản chất của tranh chấp là khác nhau nên chủ thể có thẩm quyền giải quyết, trình tự, thủ tục giải quyết là khác nhau nếu toàn bộ các tranh chấp đều hướng các bên khởi kiện ra Tòa án  thì cần có quy định cụ thể hơn.
   z3930224573544_731c0675dc93d6c0a833ce9480334b67.jpg
                            Người dân cùng nhau dọn dẹp đường giao thông nông thôn


 + Ý kiến 2
: Việc chuyển thẩm quyền giải quyết tranh chấp cho Tòa án là phù hợp với bản chất pháp lý của việc giải quyết tranh chấp. Nhưng cần làm rõ điều kiện để thực hiện nhiệm vụ này của Tòa án và quá trình đổi mới hệ thống, cơ cấu tổ chức của ngành Tòa án, và phù hợp với Chiến lược cải cách tư pháp trong giai đoạn tới. Vì hiện nay, khối lượng công việc của Tòa án lớn, tranh chấp đất đai thực tế là rất phức tạp (cả về mặt quản lý, sử dụng và mặt pháp lý) nên quá trình xác minh, giải quyết sẽ rất phức tạp trong bối cảnh khối lượng công việc của Tòa án lớn, nhân sự còn hạn chế, điều này sẽ gây áp lực rất lớn đối với Tòa án. Nếu chuyển thẩm quyền cho Tòa án thì cần phải quy định rõ trách nhiệm cung cấp thông tin của các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai (trách nhiệm, nghĩa vụ cung cấp và không cung cấp thông tin), vì đây cũng là hạn chế, khó khăn trong việc giải quyết tranh chấp đất đai của Tòa án hiện nay. Cần cân nhắc khi dự thảo luật hướng tới giao toàn bộ cho Toà án, vì trong thực tế có nhiều vụ việc đơn giản có thể giải quyết được tại UBND các cấp, khi Toà án thụ lý thì mất rất nhiều thời gian, công đoạn.
   z4202681939470_b445e3f8716ce0d95822c5ca531e6820.jpg
                          Tranh chấp đất đai chiếm đến 70% trong số các tranh chấp


   Tranh chấp đất đai do Tòa án nhân dân giải quyết theo pháp luật về tố tụng dân sự, để TAND thực hiện tốt nhiệm vụ giải quyết tranh chấp thì UBND các cấp có trách nhiệm cung cấp tài liệu, hồ sơ có liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất để làm căn cứ cho Tòa án nhân dân giải quyết theo thẩm quyền khi được yêu cầu. Tuy nhiên, trong thực tiễn rất nhiều vụ án về tranh chấp đất đai thường bị kéo dài thậm chí Tòa án nhân dân phải ra quyết định tạm đình chỉ ly do là UBND các cấp không cung cấp, hoặc chưa cung cấp đầy đủ, hoặc không có văn bản trả lời cho Tòa án từ đó dẫn đến giải quyết vụ án chậm. Đề nghị cần bổ sung thêm nội dung trong trường hợp Tòa án nhân dân không nhận được các tài liệu, chứng cứ, hoặc văn bản trả lời của UBND các cấp thì Tòa án nhân dân sẽ đề nghị cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của UBND cấp đó chỉ đạo cung cấp tài liệu, chứng cứ, hoặc công văn trả lời cho Tòa án.
    Thực tế, nếu UBND có giải quyết thì người dân không đồng ý với kết quả giải quyết của UBND thì cuối cùng họ cũng vẫn khởi kiện ra Tòa án và Tòa án nhân dân  cũng vẫn phải giải quyết tranh chấp về đất đai. Hiện nay khi người dân gửi đơn khởi kiện vụ án hành chính đến Tòa án thì Tòa án hướng dẫn phải làm đơn cam kết không đồng thời gửi đơn khiếu nại đến UBND hoặc cơ quan cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
    Do đó, bỏ khiếu nại qua UBND các cấp là phù hợp với xu hướng phát triển và  tòa án hiện có quy trình "tiền tố tụng" rất hiệu quả là kênh hòa giải và đối thoại. Vì vậy, không xảy ra việc TAND xử lý thì không nắm vấn đề quản lý về đất đai, bởi hệ thống hồ sơ, dữ liệu đất đai đã được cải thiện nhiều so với trước đây.

Nguyễn Thị Oanh