Ông Hồ Văn Năm chuẩn bị trình bày chương trình hành động trên sóng Đài Phát thanh và Truyền hình Đồng Nai
Vừa qua ông Hồ Văn
Năm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy Đồng Nai, Đại
biểu Quốc hội khóa XIII đơn vị tỉnh Đồng Nai, tái ứng cử đại biểu Quôc hội khóa
XIV đơn vị tỉnh Đồng Nai, đã xây dựng chương trình hành động với bảy nhóm nội dung quan trọng như sau:
Thứ nhất, kiến nghị với
Quốc hội, Chính phủ xây dựng, sửa đổi và hoàn thiện các thể chế về phòng chống
tham nhũng để tạo cơ sở pháp lý ngày càng chặt chẽ hơn, đề cao trách nhiệm các
cơ quan phngf, chống tham nhũng trong việc phòng ngừa, phát hiện các hành vi
tham nhũng và yêu cầu xử lý nghiêm minh, công khai minh bạch, kịp thời các vụ
án tham nhũng đã phát hiện nhằm góp phần xây dựng bộ máy nhà nước ngày càng
trong sạch, vững mạnh, tạo lòng tin của nhân dân vào công tác phòng, chống tham
nhũng.
Thứ hai, đề nghị tăng
cường kiểm tra, giám sát hoạt động các cơ quan tư pháp, đôi ngũ cán bộ cơ quan
tư pháp nhằm phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm minh các biểu hiện
tiêu cực, tham nhũng, gây phiền hà, sách nhiễu nhân dân và lạm dụng quyền khi
thực thi công vụ để xây dựng nền tư pháp ngày càng trong sạch, vững mạnh. Đề xuất
các giải pháp làm tốt công tác cải cách tư pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu
quả, đề cao trách nhiệm trong hoạt động của cơ quan tư pháp, đội ngũ cán bộ tư
pháp, không để xảy ra oan sai và bỏ lọt tội phạm, phải công khai minh bạch các
thủ tục, quy trình, thời gian thụ lý giải quyết các vụ việc, vụ án dân sự, kinh
tế, hôn nhân gia đình, hình sự và thi hành án dân sự.
Nghiên cứu đề xuất
các cơ quan có thẩm quyền quan tâm cơ sở vật chất, trang thiết bị và điều kiện
làm việc của các cơ quan tư pháp, quan tâm cơ chế, chính sách đãi ngộ đối với đội
ngũ cán bộ cơ quan tư pháp để an tâm, tập trung hết tâm huyết, trí tuệ và trách
nhiệm hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Thứ ba, đề xuất các
giải pháp tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là trong lĩnh vực đất
đai, xây dựng, thuế, hải quan…cắt giảm các thủ tục hành chính không cần thiết,
rút ngắn thời gian thực hiện, thực hiện tốt việc công khai m inh bạch các thủ tục
hành chính và thực thi công vụ để nhân dân cùng giám sát việc thực hiện.
Thứ tư, đề nghị cơ
quan có t hẩm quyền đẩy mạnh và đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền và phổ
biến pháp luật đến các tầng lớp nhân dân, đưa pháp luật đi vào cuộc sống, giúp
cho người dấn nhận thức và hiểu biết pháp luật, thông qua đó nâng cao được ý thức
chấp hành pháp luật và góp phần cùng cơ quan nhà nước đấu tranh ngăn chặn tham
nhũng và các loại tội phạm, các tệ nạn xã hội có hiệu quả.
Thứ năm, kiến nghị với
Quốc hội, với Chính phủ xây dựng, ban hành các quy định, các cơ chế chính sách
tăng cường giám sát công tác bảo vệ môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo
vệ sức khỏe cho nhân dân, thực hiện chính sách an sinh xã hội, chính sách người
có công, hỗ trợ người nghèo, người có thu nhập thấp, chính sách cho vùng sâu
vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, không ngừng nâng cao, cải thiện đời sống vật
chất và tinh thần cho người dân.
Thứ sáu, thường xuyên
liên hệ và chân thành lắng nghe ý kiến phản ánh của cử tri, nắm bắt tâm tư nguyện
vọng của nhân dân để kịp thời phản ánh đến các cơ quan có thẩm quyền. Dành thời
giant ham gia đầy đủ các kỳ họp của Quốc hội, tiếp xúc cử tri, gắn bó mật thiết
với cử tri.
Thứ bảy, tích cực
tham gia đóng góp ý kiến trước diễn đàn Quốc hội trong việc xây dựng và hoàn
thiện hệ thống pháp luật, đảm bảo luật pháp được ban hành mang tính ổn định lâu
dài, tính khả thi cao, sát thực tiễn, p hù hợp tâm tư, nguyện vọng của đông đảo
quần chúng nhân dân.
Kim Chung (ghi)