1 Kết quả triển khai:
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã tham mưu triển khai và thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về công
tác trẻ em theo điều 8, Luật Trẻ em như: Trình UBND tỉnh ban hành kế hoạch chỉ thị, văn bản về bảo
vệ, chăm sóc giáo dục trẻ, phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em. Phối hợp các ngành tuyên
truyền về phòng chống tai nạn thương tích, xâm hại trẻ em với nhiều hình thức:
bản tin, tờ gấp, băng rôn, phóng sự, Hội nghị, hội thảo chuyên đề, xe tuyên
truyền lưu động về phòng, chống tai nạn thương tích, xâm hại trẻ em để
triển khai thực hiện.
Hàng năm tập huấn về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em
cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người được giao làm công tác bảo vệ
trẻ em, người chăm sóc trẻ em các cấp về thực hiện quyền của trẻ em. Phối hợp
liên ngành kiểm tra việc thực hiện pháp luật về trẻ em.
- Một số hạn chế khó khăn, vướng mắc:
Tình hình trẻ em bị xâm hại tình dục còn diễn biến
phức tạp, địa bàn xảy ra tình trạng trẻ em bị xâm hại chủ yếu tập
trung ở các nơi có nhiều người dân tạm trú, làm thuê, đời sống sinh hoạt thiếu
thốn.
Công tác quản lý nhà
nước, quản lý xã hội trên một số lĩnh vực chưa được chặt chẽ, nhất là trong
lĩnh vực kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn, internet và các loại hình dịch vụ giải
trí khác đã tạo điều kiện phát sinh các loại tội phạm nói chung và tội phạm xâm
hại tình dục trẻ em nói riêng, gây bức xúc trong dư luận xã hội.
Trẻ em bị ảnh hưởng
nhiều qua mạng xã hội, gia đình khó kiểm soát khi các em sử dụng mạng xã hội
nên các em thiếu cảnh giác dễ bị lôi kéo (38% trẻ em bị xâm hại tình dục trong
6 tháng đầu năm do bị lôi kéo qua môi trường mạng).
- Nguyên nhân: Đồng
Nai là tỉnh phát triển về kinh tế với nhiều khu công nghiệp tập trung, thu hút
nhiều dân lao động từ các tỉnh, thành trong cả nước đến tạm trú sinh sống và
làm việc vì vậy việc quản lý, chăm sóc giáo dục con cái còn thiếu sự quan tâm,
lơ là mất cảnh giác đã tạo điều kiện cho tội phạm thực hiện hành vi vi phạm.
2 Giải pháp
thực hiện trong thời gian tới
- Tiếp tục tuyên truyền phổ biến
Luật Trẻ em, Nghị định số 56/2017/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành một số điều về Luật
Trẻ em và kỹ năng phòng tránh xâm hại, phòng tránh đuối nước, kỹ năng tự bảo vệ
bản thân cho người dân, phụ huynh, học sinh tại cộng đồng và tập
trung vào các khu vực nhà trọ, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc, tôn giáo. Tiếp
tục tăng cường quản lý nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, trong đó
tập trung cho công tác phòng ngừa, ngăn chặn nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ. Đặc biệt là phối hợp
liên ngành trong việc tuyên truyền, tập huấn, tổ chức các lớp nói chuyện chuyên
đề cho phụ huynh, người chăm sóc trẻ biết các kỹ năng giáo dục con em mình biết
bảo vệ bản thân, phòng tránh bị bạo lực và xâm hại tình dục.
- UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thành phố
tiếp tục thực hiện công tác phòng ngừa, xử lý đối với trẻ em bị bạo lực, xâm
hại trẻ em như:
+ Công an tỉnh tiếp tục thực
hiện Dự án “Đấu tranh phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em và người chưa thành
niên vi phạm pháp luật và phòng, chống bạo lực gia đình, mua bán người” trên
địa bàn tỉnh.
Điều tra, xử lý tội phạm xâm hại tình dục trẻ em kết hợp
với công tác đấu tranh, phòng ngừa vi phạm pháp luật trong thanh thiếu niên,
học sinh và vận động Nhân dân tố giác kịp thời
các hành vi xâm hại trẻ em, trong đó khuyến khích trẻ em là nạn nhân và gia
đình tố giác tội phạm. Xử lý nghiêm minh, kịp thời đúng pháp luật, kiên
quyết đấu tranh không để lọt tội phạm. Tăng cường công tác phòng ngừa nghiệp vụ
nhằm ngăn chặn nguy cơ trẻ em bị xâm hại: Làm tốt công tác nắm tình hình, nhất
là nắm tình hình liên quan đến việc thực hiện quyền trẻ em của các tổ chức, cá
nhân, kịp thời phát hiện các hành vi xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ
em. Tập trung thực hiện tốt công tác quản lý địa bàn, quản lý đối tượng nhất là
những đối tượng có tiền án, tiền sự về tội phạm xâm hại trẻ em;
+ Ngành Tư pháp tiếp tục
đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, triển khai nội dung các Luật, Bộ Luật
và các văn bản hướng dẫn thi hành liên quan đến công tác phòng chống xâm hại trẻ
em trên địa bàn tỉnh. Tăng cường phối hợp với các cơ quan liên quan trong công
tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật liên quan đến Trẻ em và các
văn bản liên quan đến công tác phòng, chống xâm hại trẻ em. Tiếp tục thực hiện
việc trợ giúp pháp lý, đa dạng hình thức truyền thông về hoạt động trợ giúp
pháp lý, trong đó chú trọng truyền thông qua hệ thống loa phát thanh đến tận ấp,
xã, phường, thị trấn và lắp đặt bảng thông tin tại các địa điểm tiếp công dân của
các Sở, ban, ngành, các cơ quan tố tụng, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã.
+ Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp tục thực hiện công
tác tuyên truyền, phổ biến về
phòng ngừa, hỗ trợ can thiệp đối với bạo lực học đường, xâm hại tình dục trẻ em
trong trường học; tuyên truyền cho phụ huynh chủ động
tăng cường giáo dục, rèn luyện, trang bị kỹ năng sống cho con em mình.
+ Sở Y tế Xây nâng cao chất lượng trong công tác khám
chữa bệnh, cung cấp đầy đủ thuốc thiết yếu cho công tác điều trị. Thực hiện
nghiêm túc các quy trình khám chữa bệnh, quy trình kỹ thuật, quy chế chuyên môn
và tuân thủ phác đồ điều trị và các quy định về chính sách khám chữa bệnh miễn
phí cho trẻ em dưới 6 tuổi. Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục giới tính
cho trẻ em, học sinh.
+ Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh: Tuyên truyền đến các bà mẹ,
chị phụ nữ về kỹ năng phòng ngừa, bảo vệ trẻ em không bị bạo lực, xâm hại tình
dục. Kỹ năng chăm sóc con phát triển toàn diện nhằm phòng ngừa, giảm thiểu tối
đa tình trạng trẻ em bị bạo lực, xâm hại tình dục.
+ UBND các huyện, thành phố tiếp tục thực hiện Chỉ
thị số 04/CT-UBND ngày 15/5/2023 của UBND tỉnh về tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ
em. Xây dựng kế hoạch chuyên đề về phòng tránh xâm hại tình dục, bố trí nguồn
lực, kinh phí để triển khai toàn diện công tác phòng tránh xâm hại tình dục trẻ
em./.
Ngọc Diệp