1. Về kết quả thực hiện
Tính đến ngày 15/6/2023, tổng số người nghiện ma túy có
hồ sơ quản lý là 3.424 người (nam 3.321, nữ 103), trong đó tại cơ sở
cai nghiện ma túy 889 người; trại tạm giam, nhà tạm giữ 476 người; quản lý người
nghiện ngoài cộng đồng 2.059 người (trong đó đang điều trị Methadone 1.277 người);
so với cùng kỳ năm 2022 giảm 729 người (3.424/4.153 người).
- Tình hình người sử dụng trái phép chất ma túy: Tính đến ngày 15/6/2023, tổng số người sử dụng trái phép chất ma túy là 677
người (nam 639, nữ 38), trong đó 521 người có quyết định quản lý người sử dụng
trái phép chất ma túy. So với cùng kỳ năm 2022 giảm 389 người (677/1.066 người).
+ Cai nghiện bắt buộc: Trong 6 tháng đầu năm
2023, các địa phương đã lập hồ sơ chuyển Tòa án ra quyết định đưa vào Cơ sở Điều
trị nghiện ma túy tỉnh Đồng Nai: 300 người, đạt tăng 153
người so với cùng kỳ năm 2022.
+ Cai nghiện tự nguyện tại các cơ sở cai nghiện: 150 người, tăng 72 người so với cùng kỳ năm 2022, trong đó tại Cơ sở Điều trị nghiện ma túy tỉnh được 71 người, cai
nghiện tại các cơ sở tư nhân 79 người.
+ Công tác tổ chức cai nghiện ma túy tự nguyện tại
gia đình, cộng đồng: 137 ngườigiảm 43 người so với cùng kỳ năm 2022 đạt 3,75% theo Nghị quyết Tỉnh ủy giao (3,75%/11%).
- Tổ chức quản lý sau cai nghiện cho 136 người. Hỗ trợ cho vay vốn 02 người
tại huyện Trảng Bom với số tiền là 100.000.000 đồng. Tư vấn hướng nghiệp, tư
vấn giới thiệu việc làm cho 194 học viên tại Cơ sở điều trị nghiện ma túy tỉnh
Đồng Nai. Tổ chức dạy nghề cho 140 học viên tại Cơ sở điều trị nghiện ma túy
tỉnh Đồng Nai.
Tuy nhiên, nhìn chung tình hình nghiện
ma túy vẫn diễn biến phức tạp, khó lường khi người sử dụng trái phép chất ma
túy vẫn có chiều hướng tăng
2. Nguyên nhân
và các giải pháp
a) Về nguyên
nhân:
- Tình hình người sử
dụng trái phép chất ma túy (tái nghiện, nghiện mới…) tiếp tục có chiều hướng
tăng; công tác thống kê, quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy, người
nghiện ma túy của cấp cơ sở còn hạn chế, chưa phản ánh đúng thực trạng người nghiện
ma túy trên địa bàn.
- Công tác cai nghiện ma
túy tại gia đình, cộng đồng ở một số địa phương chưa có sự tích cực tham gia
của các ngành, nhất là công tác hỗ trợ y tế, mặt khác mới chỉ có 02/10 cơ sở
cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng tập trung được cấp phép và
một doanh nghiệp tư nhân được công bố đủ điều kiện cung cấp dịch vụ cai nghiện
ma túy tại gia đình, cộng đồng theo quy định tại Nghị định số 116/2021/NĐ-CP
ngày 21/12/2021 của Chính phủ.
- Việc hỗ trợ vay vốn
đối với người sau cai nghiện tuy có làm nhưng chưa nhiều do các đối tượng này
còn thiếu phương tiện, kế hoạch sản xuất, kinh doanh và các hội, đoàn thể ở địa
phương còn e ngại khi giới thiệu, bảo lãnh cho những đối tượng này vay vốn do
sợ sẽ khó khăn trong việc thu hồi vốn cho vay. Công tác đào tạo nghề cho người
nghiện ma túy tại cộng đồng chưa thực hiện được do đối tượng ít có nhu cầu hoặc
không có nhu cầu. Công tác giải quyết việc làm cho nhóm đối tượng này còn hạn
chế do tâm lý lười lao động, không lao động hoặc chỉ thích lao động tự do hoặc
đi làm một thời gian rồi tự ý bỏ việc nên các doanh nghiệp ngại trong việc
tuyển dụng, trình độ hạn chế chưa đáp ứng nhu cầu của người sử dụng lao động
tại các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh.
- Các Cơ sở cai nghiện
ma túy tại gia đình, cộng đồng tập trung cấp huyện chậm triển khai công bố Cơ
sở đủ điếu kiện tổ chức cai nghiện ma túy
tại gia đình, cộng đồng.
- Lực lượng tham gia
tham vấn, giáo dục, giám sát, vận động, hỗ trợ điều trị nghiện ma túy chủ yếu
là kiêm nhiệm, thường xuyên thay đổi (nghỉ việc, chuyển công tác khác) nên hiệu
quả hoạt động chưa cao, chưa đạt hiệu quả.
b) Các giải
pháp: Để thực hiện tốt công tác cai nghiện ma túy, quản lý sau cai nghiện ma
túy, quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy, hạn chế tỷ lệ tái nghiện,
nghiện mới, cấn tập trung thực hiện một số giải pháp sau:
- Tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện
hiệu quả Công điện số số 365/CĐ-TTg ngày 20/4/2022 của Thủ tương Chính phủ về
đôn đốc triển khai quyết liệt, hiệu quả công tác xác định tình trạng nghiện ma
túy và cai nghiện ma túy theo Luật phòng, chống ma túy năm 2021; Nghị định số 116/2021/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định
116/2021/NĐ-CP; Nghị định 105/2021/NĐ-CP; Đề án “nâng cao hiệu quả công tác cai
nghiện ma túy và phòng ngừa nghiện ma túy đối với nhóm người có nguy cơ cao và
người sử dụng trái phép chất ma túy”.
- Tiếp tục đầu tư nâng cấp, bổ sung
biên chế cho Cơ sở Điều trị nghiện ma túy tỉnh đảm bảo đủ các điều kiện thực hiện
công tác cai nghiện ma túy theo quy định của Luật phòng, chống ma túy.
- Thực hiện tốt công tác tuyên
truyền, tư vấn các chính sách hỗ trợ tạo việc làm, vay vốn, học nghề bằng nhiều
hình thức, nhiều biện pháp nhằm tạo điều kiện, để người nghiện dễ tiếp cận, tạo
động lực để tiếp tục phấn đấu hòa nhập cộng đồng hạn chế thấp nhất tỷ lệ tái
nghiện, tái phạm.
- Phấn đấu quản lý người sử dụng
trái phép chất ma túy được quản lý tại địa phương theo đúng quy định tại Nghị
định 105/2021 của Chính phủ.
- Chỉ đạo
Công an tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức rà soát, thống kê
chính xác số người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy để có các giải
pháp, biện pháp quản lý chặt chẽ, hiệu quả công tác cai nghiện ma túy và quản
lý sau cai nghiện ma túy.
- Chỉ đạo
các Sở ngành có liên quan, UBND các huyện, thành phố đẩy nhanh tiến độ thành lập,
công bố cơ sở Điều trị nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng đủ điều
kiện tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng để tổ chức tiếp nhận người
nghiện ma túy vào cai nghiện theo đúng quy định của Luật phòng, chống ma túy.
Khuyến khích và tạo điều kiện cho các Tổ chức, cá nhân tham gia thành lập Cơ sở
cai nghiện ma túy dân lập hoặc cơ sở điều trị cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng
đồng./.
Ngọc Diệp