1. Về việc sản xuất nông nghiệp trên địa bàn
tỉnh, còn manh mún, nhỏ lẻ chưa đáp ứng nhu cầu của người dân, người tiêu dùng;
trong thời gian tới đề nghị kêu gọi đầu tư vào nông nghiệp để thu hút nguồn lực,
kêu gọi doanh nghiệp có năng lực để phát triển sản xuất nông nghiệp với quy mô
hiện đại: Thực tế hiện nay, đất đai sản xuất còn manh mún, nhỏ
lẻ (quy mô bình quân khoảng 0,8 ha/hộ),
trong khi đó tích
tụ, tập trung đất nông nghiệp để sản xuất quy mô lớn còn khó khăn, dẫn đến việc
kêu gọi doanh nghiệp đầu tư, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để
tạo ra vùng nguyên đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn, quy mô để phục vụ công nghiệp
chế biến, thị trường xuất khẩu còn nhiều hạn chế. Đồng thời, một số cơ chế
chính sách được ban hành kịp thời nhưng quá trình triển khai thực hiện còn khó
khăn, do định mức còn kém hấp dẫn, điều kiện hỗ trợ chưa thông thoáng, điển
hình như: chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn theo
Nghị định 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Thủ tướng Chính phủ (Quyết định số 35/2021/QĐ-UBND ngày
16/8/2021 của UBND tỉnh) sau hơn 02 năm triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh
nhưng chưa có đối tượng doanh nghiệp được tiếp cận.
Để
thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá gắn với đầu tư ứng
dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất,
vai trò tham gia đầu tư của doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan
trọng, mang tính dẫn dắt và gắn kết trong sản xuất nông nghiệp, tạo giá trị sản
xuất bền vững. Do đó, trong thời gian tới, cần tập trung triển khai thực hiện
một số giải pháp như:
- Thực
hiện tốt công tác xây dựng Phương án phát triên nông nghiệp trong Quy hoạch
tỉnh, trong đó xác định được danh mục các dự án kêu gọi đầu tư, tập trung vào
các lĩnh vực như: nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ; chuỗi
liên kết sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ nông sản;
- Huy động, tập trung nguồn lực ưu tiên đầu tư để từng bước hoàn thiện kết cấu
hạ tầng các vùng sản xuất tập trung, hình thành vùng nguyên liệu phục vụ chế
biến nông sản, nhất là phục vụ thị trường xuất khẩu. Kêu gọi đầu tư có trọng
tâm, trọng điểm, theo lợi thế, thế mạnh của từng địa phương, tránh dàn trải,
không phát huy được thế mạnh hiện có của địa phương.
- Tập
trung triển khai thực hiện có hiệu quả: Chương trình phát triển nông nghiệp bền
vững tỉnh Đồng Nai và các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn
nói chung và chính sách hỗ trợ về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nói riêng,
trọng tâm về sản xuất như: Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018, Quyết định số 19/2018/QĐ-TTg ngày
19/4/2018 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 31/2021/QĐ-UBND ngày 19/7/2021 của
UBND tỉnh; đồng thời, xây dựng chính sách đặc thù của tỉnh về hỗ trợ phát triển
nông nghiệp hữu cơ (trình HĐND tỉnh thông
qua vào kỳ họp thứ 12 HĐND tỉnh khoá 10); chính sách về tập trung, tích tụ
đất đai cho sản xuất nông nghiệp;…
2. Ngoài ra, đại biểu đề nghị quan tâm đến vai trò của
các cơ quan nhà nước trong định hướng, chỉ đạo từ khâu sản xuất, đến tiêu thụ;
quy hoạch các loại cây trồng và khuyến cáo, định hướng cho người dân: Để thúc đẩy hoạt động sản xuất gắn với chế biến
và thị trường tiêu thụ nông sản, trong thời gian qua UBND tỉnh đã chỉ đạo ngành
Nông nghiệp và PTNT phối hợp các ngành, địa phương tập trung triển khai nhiều
nhiệm vụ giải pháp, cụ thể như:
- Về
công tác quy hoạch: rà
soát, xác định được 98 vùng sản
xuất tập trung, 08 vùng sản xuất
ứng dụng công nghệ cao và 10 khu vực
trên địa bàn huyện Tân Phú, Định Quán, Vĩnh Cửu, Xuân Lộc, Cẩm Mỹ với quy mô
21.411 ha đủ điều kiện phát triển vùng nông nghiệp hữu cơ;
- Về xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ
thuật cho sản phẩm để mở rộng thị trường tiêu thụ: hướng dẫn, hỗ trợ, tuyên
truyền đầu tư hơn 1,6 ngàn ha cây ăn quả đạt chứng nhận GAP và tương đương; một
số sản phẩm trái cây như bưởi, sầu riêng,
xoài, chôm chôm của các HTX đạt chứng nhận sản phâm OCOP 3 sao; hình thành
nhiều mô hình sản xuất cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, tiêu biểu như mô hình
trồng sầu riêng trên địa bàn huyện Vĩnh Cửu, Thống nhất cho
lợi nhuận cao từ 800 triệu đến 1 tỷ đồng/ha/năm;
- Về phát triển các hình thức sản xuất,
hình thành các liên kết ngang – dọc: đến nay đã hình thành 144 chuỗi liên, 109
HTX, 529 THT và 249 trang trại
- Về thúc đẩy hoạt động kết nối tiêu thụ sản phẩm: kịp thời
thông tin về tình hình diễn biến thị trường nông sản, đặc biệt giai đoạn hậu
dịch Covid-19 và biến động kinh tế – chính trị thế giới để Doanh nghiệp, HTX có
phương án sản xuất phù hợp; tổ chức các hội chợ trưng bày sản phẩm, hội nghị
kết nối cung cầu, kết nối bếp ăn tập thể, các đơn vị thu mua để giải quyết khâu
đầu ra nông sản; đặc biệt là tổ chức thành công 02 Lễ xuất khẩu đối với sản
phẩm chuối và sầu riêng sang thị trường Trung Quốc, Lễ hội tôn vinh sản phẩm
trái cây tỉnh. Hoạt động có ý nghĩa thiết thực và tạo được sự lan toả cao, thúc
đẩy sản xuất gắn với tiêu thụ.
- Về thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nông sản: hiện nay toàn tỉnh có 141 vùng trồng và 82 cơ sở đóng gói
nông sản xuất khẩu đi Trung Quốc, Hoa Kỳ, châu Âu, Australia, New Zealand.
Trong đó, riêng thị trường Trung Quốc có 104 vùng trồng đối với sản phẩm sầu
riêng, xoài, chôm chôm, chuối, mít, thanh long.
- Về chế biến nông sản: đang triển khai
thực hiện thủ tục đầu tư 02 Cụm công nghiệp chế biến sâu nông sản tại xã Phú
Túc huyện Định Quán và xã Long Giao huyện Cẩm Mỹ.
Để thúc đẩy
hoạt động sản xuất và tiêu thụ nông sản trong thời gian tới, hướng tới hiệu
quả, bền vững. Một số nhiệm vụ, giải pháp cần tập trung:
- Phải làm tốt
công tác xây dựng Phương án quy hoạch phát triển nông nông nghiệp để tích hợp
vào Quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó cần
xác định các nhiêm vụ đột phá, giải pháp trọng tâm, dự án ưu tiên để tập trung
nguồn lực thực hiện.
- Đẩy nhanh quá trình
chuyển đổi số,
tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất; xây dựng các vùng trồng
đáp ứng tiêu chuẩn về chất lượng, quy mô để đáp ứng nhu cầu kết nối vào các nhà
máy chế biến, đã dạng hoá sản phẩm và mở rộng thị trường xuất khẩu.
- Đẩy nhanh tiến độ đầu tư 03 dự án quan trọng của tỉnh, đó là: 2 cụm Công
nghiệp chế biến sâu nông sản trên địa bàn huyện Định Quán, Cẩm Mỹ và đầu tư Chợ
đầu mối nông sản Dầu Giây giai đoạn 02.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản
xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, nhất là lĩnh vực phân bón, thuốc BVTV,
thức ăn chăn nuôi nhằm bảo vệ quyền lợi người sản xuất; kiểm tra, kiểm soát tốt
vấn đề án toàn thực phẩm nông lâm thuỷ sản từ vùng sản xuất đến điểm tiêu thụ, nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và tạo động lực khuyến khích người
dân sản xuất nông sản sạch, nông sản hữu cơ.
- Triển khai thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách đầu tư vào nông
nghiệp để khơi thông nguồn lực cho phát triển, như: hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư
vào nông nghiệp; liên kết sản xuất; hỗ trợ sản xuất an toàn; xúc tiến thương
mại;...kịp thời cụ thể hoá các chính sách của trung ương và ban hành các chính
sách đặc thù của tỉnh về thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững như: tập
trung, tích tụ đất đai cho sản xuất; hỗ trợ xây dựng mã số vùng trồng, cơ sở
đóng gói; hỗ trợ chủ thể tham gia Chương trình OCOP.
3. Đề
nghị các Sở, ngành, địa phương tổ chức triển khai thực hiện mục tiêu đột phá về
nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025 theo Kế hoạch số 110-KH/TU ngày 31/12/2021
của BCH Đảng bộ tỉnh và Kế hoạch số 208/KH-UBND ngày 30/9/2022 của UBND tỉnh:
Theo đó, UBND tỉnh
đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp các ngành, địa phương tập trung
triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp như: tham mưu nội dung Thường trực Tỉnh
uỷ làm việc với huyện uỷ Xuân Lộc, Định Quán về thực hiện nhiệm vụ đột phá về;
tổ chức Đoàn công tác của Sở Nông nghiệp và PTNT làm việc với 06 địa phương để
năm bắt tình hình, kết quả thực hiện mục tiêu đột phá trong nông nghiệp (Tân
Phú, Vĩnh Cửu, Xuân Lộc, Thống Nhất, Nhơn Trạch, Cẩm Mỹ); hoàn thiện hồ sơ
lập Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ, dự kiến UBND tỉnh phê duyệt trong quý
III/2023; UBND tỉnh trình HĐND tỉnh thông qua
Chính sách đặc thù của tỉnh về phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa
bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2030, tại kỳ họp thứ 12 HĐND tỉnh khoa X; UBND tỉnh
ban hành Kế hoạch về triển khai thực hiện Biên bản thỏa thuận hợp
tác đồng hành sản xuất nông nghiệp hữu cơ giữa UBND tỉnh và Công ty Cổ phần Tập
đoàn Quế Lâm giai đoạn 2022 – 2025 (Kế hoạch số 139/KH-UBND ngày 31/5/2023); chỉ đạo các
ngành, địa phương theo chức năng nhiệm vụ được giao tập trung triển khai các
lớp tuyên truyền, tập huấn, xây dựng và nhân rộng các mô hình nông nghiệp ứng
dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ: tổ chức 10 lớp tập huấn sản xuất nông nghiệp
hữu cơ trên địa bàn các huyện Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Tân Phú, Định Quán và Trảng Bom
với 342 người tham gia; chọn điểm, chọn hộ để triển khai xây dựng 30 mô hình
sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản xuất theo hướng hữu cơ;…
Về tiến độ, kết quả thực hiện 11 mục tiêu đột phá đến
nay. Một số kết quả như:
+ Mục
tiêu về vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (2025 : 2 – 3 vùng): hiện đã quy hoạch 08 vùng sản xuất ứng dụng CNC với quy mô hơn 6.500 ha
tại huyện Cẩm Mỹ, Vĩnh Cửu, Định Quán, Xuân Lộc, Thống Nhất, Nhơn Trạch, đối
với 03 vùng trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ với quy mô hơn 5.000 ha, hiện nay Công ty
CP Đầu tư Golf Long Thành đã đề xuất báo cáo chủ trương đầu tư gửi Sở KHĐT để
thẩm định, ngành đang phối hợp doanh nghiệp, địa phương rà soát xây dựng
phương án cấp nước từ các công trình thuỷ lợi để phục vụ vùng sản xuất;
+ Mục
tiêu về số mô hình ứng dụng công nghệ cao
(2025: 40 MH): về số lượng, hiện nay vượt chỉ tiêu, theo thống kê từ địa
phương hiện nay đối với trồng trọt có 45 mô hình tiêu biểu về ứng dụng CNC, sản
xuất theo hương hữu cơ với quy mô 1.258 ha, các
mô hình đều có hiệu quả kinh tế cao hơn mô hình sản xuất thông thường từ 2 - 3
lần, riêng mô hình trồng sầu riêng (5 mô
hình 706 ha) có lợi nhuận cao từ 700 triệu/ đồng đến 1 tỷ đồng/ha/năm; về
thuỷ sản, xuất hiện mô
hình nuôi tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ cao (CPF Combine) tại huyện
Nhơn Trạch, Long Thành, đến nay có 77 hộ nuôi với tổng diện tích gần 156
ha, cho lợi nhuận khoảng 600 - 800 triệu đồng/ha.
+ Mục
tiêu về vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ (mục tiêu 2 – 3 vùng): hiện nay Sở đã
phối hợp tư vấn triển khai lấy mẫu đất, nước, không khí và đã xác định được 10 khu vực trên địa bàn huyện Tân Phú, Định Quán,
Vĩnh Cửu, Xuân Lộc, Cẩm Mỹ với quy mô 21.411 ha đủ điều kiện phát triển vùng
nông nghiệp hữu cơ, hiện nay địa phương đang tuyên truyền để người thực hiện,
mục tiêu đến năm 2025 là khả thi;
+ Mục
tiêu về mô hình đạt chứng nhận hữu cơ (2025:
8 – 10 mô hình): đến nay có 06 mô hình được chứng nhận với quy mô 12,2 ha
đối với sản phẩm rau, hồ tiêu, sầu riêng. Đến
năm 2025 dự kiến đạt hoặc vượt mục tiêu đề ra.
+ Mục
tiêu về tỷ lệ giá trị sản phẩm nông nghiệp chủ lực tiêu thụ qua hình thức liên
kết (2025: 50%): đến nay chỉ tiêu này đạt 40%, dự kiến đến ănm 2025 vượt mục
tiêu đề ra./.
Ngọc Diệp