Kết quả hoạt động quý I và chương trình hoạt động quý II/2009 của Ban Văn hóa-Xã hội HĐND tỉnh

Đăng ngày: 15/08/2011
Trong quý I/2009 Ban đã hoàn thành các cuộc khảo sát Về tổ chức và hoạt động của các trường bán công, dân lập trên địa bàn tỉnh. Tất cả các cuộc khảo sát là nhằm phục vụ thẩm tra đề án chuyển đổi loại hình trường bán công trên địa bàn tỉnh sang loại hình phù hợp theo Luật Giáo dục.
Kết quả khảo sát cho thấy chủ trương xã hội hóa các hoạt động giáo dục theo Nghị quyết 90/CP ngày 21/8/1997, Nghị quyết 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ là đúng đắn, phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội của nước ta hiện nay. Dù gặp nhiều khó khăn về CSVC, đội ngũ, chất lượng học sinh đầu vào thấp, nhưng hầu hết các trường đã hoàn thành nhiệm vụ được giao. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT của một số trường bán công cao hơn cả một số trường công lập. Nhưng quan trọng hơn cả là các trường phát huy tính năng động, sáng tạo trong công tác quản lý được phát huy, người dân có ý thức hơn về trách nhiệm của mình đối với sự nghiệp giáo dục, đồng thời tiết kiệm được một phần ngân sách nhà nước.

Tuy nhiên, đối với trường các bán công, số học sinh bỏ học hàng năm còn khá cao khó khăn lớn nhất hiện nay là kinh phí hoạt động. Những năm học trước, kinh phí thu được từ học phí đủ chi trả lương và các hoạt động khác của trường, còn những năm học gần đây, do lương cơ bản được điều chỉnh tăng nhiều lần, nhưng học phí không tăng nên hàng năm ngân sách phải cấp bù với số tiền khá lớn và việc hỗ trợ này đôi khi cũng chậm trễ nên ảnh hưởng đến hoạt động của trường và kinh phí cho sữa chữa CSVC, bổ sung trang thiết bị do vậy cũng bị hạn chế. Đồng thời, qua khảo sát hoạt động của các trường bán công, Ban cũng đã khảo sát về tình hình phát triển giáo dục đào tạo trên địa bàn thành phố Biên Hòa, huyện Long Thành, Định Quán, Thống Nhất, Trảng Bom. Đây là những địa phương có loại hình trường bán công phát triển. Qua khảo sát cho thấy, trên các địa bàn này, việc đa dạng hóa các loại hình trường là phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội của từng địa phương. Đặc biệt ở thành phố Biên Hòa, hệ thống trường ngoài công lập phát triển khá mạnh ở bậc học mầm non và THPT. Các trường ngoài công lập cùng với các trường công lập đã đáp ứng khá tốt nhu cầu học tập của con em trên địa bàn. Tuy nhiên, tại những huyện vùng xa như Định Quán, Thống Nhất việc kêu gọi nhà đầu tư có khó khăn. Ban kiến nghị địa phương quan tâm xem xét, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch đất cho trường, nhằm thực hiện XHH đạt các chỉ tiêu về XHH theo Nghị quyết 99/2008/NQ-HĐND tỉnh.

Bên cạnh công tác giám sát, khảo sát Ban còn tham gia đoàn khảo sát của Thường trực HĐND tỉnh. Tham gia đoàn khảo sát của Ủy ban Các VĐXH của Quốc hội và Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai về tình hình ATVS thực phẩm trên địa bàn tỉnh. Phối hợp với Ban KT-NS tổ chức giao ban quý I/2009 với Ban KT-XH cấp huyện. Công tác phối hợp trong hoạt động giám sát và trao đổi thông tin giữa các Ban HĐND tỉnh với Ban KT-XH cấp huyện: Công tác này được duy trì thường xuyên và đem lại hiệu quả thiết thực. Nội dung giao ban trao đổi kinh nghiệm được phong phú, đáp ứng yêu cầu thực tiễn hoạt động HĐND.

 Chương trình hoạt động trọng tâm trong quý II/2009 là tập trung thẩm tra các báo cáo, đề án trên lĩnh vực VH-XH trình kỳ họp giữa năm 2009 của HĐND tỉnh và tthực hiện Giám sát về thực hiện chế độ, chính sách đối với đối tượng BTXH trên địa bàn tỉnh; giám sát về thực hiện chính sách, pháp luật đối với thanh niên đặc thù và chính sách dạy nghề cho thanh niên. 

Kim Ngọc