Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), doanh nghiệp có những thuan lợi lớn như mở rộng thị trường xuất - nhập khẩu, nâng cao vị thế trong thương mại quốc tế, tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tiếp cận khoa học công nghệ, quản lý kinh doanh của các nước tiên tiến, được hưởng cac ưu đãi thương mại hàng hóa… Nhưng bên cạnh những cơ hội đó là vô vàn thách thức: Về cạnh tranh dịch vụ, thuế quan, sở hữu trí tuệ… đang đặt ra đòi hỏi các doanh nghiệp tìm những bước đi tự đổi mới, nâng cao hơn nữa tính chủ động hội nhập. Chuẩn bị hội nhập, đã có 65% doanh nghiệp trẻ Đồng Nai mạnh dạn đầu tư công nghệ mới vào các lĩnh vực công nghệ thông tin trong quản trị kinh doanh và công nghệ mới trong sản xuất như: Ô tô Trường Hải, Thanh Bình, Donafoods, May Đồng Nai, Gốm Đồng Tâm, Công ty TNHH Huy Hoàng… Nhiều doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư trang thiết bị công nghệ, mở rộng thị phần, mở rộng ngành nghề sản xuất kinh doanh. Điển hình là Công ty Ô tô Trường Hải đầu tư công nghệ lắp ráp và sản xuất hiện đại tại khu kinh tế mở Chu Lai. Công ty Thanh Bình thành lập công ty cổ phần xây dựng nhà xưởng theo mô hình mới cho thuê. Để có sản phẩm phù hợp với thị trương châu Âu, Doanh nghiệp tư nhân Gốm Đồng Tâm đầu tư dây chuyền nung gốm theo công nghệ hiện đại. Công ty Donafood mở rộng xây dựng nhiều nhà máy trong tỉnh và đưa vào hoạt động nhà máy chế biến hạt điều ở tỉnh Thái Bình.
Vừa qua, trong số 150 thương hiệu, sản phẩm của 149 doanh nghiệp được trao giải thưởng Sao vàng đất Việt năm 2006, Đồng Nai và Đà Nẵng đồng hạng 3 (đứng sau TP.HCM, Hà Nội) với 7 doanh nghiệp đoạt giải. Đó là: công ty May Đồng Nai, Ôtô Trường Hải, công ty TNHH Thanh Bình, công ty Giấy Tân Mai, công ty Cổ phần bao bì Sovi, công ty Cổ phần Hòa Việt và Vinacafe Biên Hòa.Vinh quang này khẳng định những nỗ lực và sự tự tin của doanh nghiệp Đồng Nai trong thời kỳ gia nhập WTO.
Nguyễn Thị Phi