Nâng cao chất lượng trong Giáo dục-Đào tạo trước thềm hội nhập

Đăng ngày: 15/08/2011
Sau gần 5 tháng phát động cuộc vận động “ Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, từ ngày 10-12/1, Bộ Giáo dục-Đào tạo đã đồng loạt tổ chức cuộc giao ban về vấn đề này tại 8 địa điểm trong cả nước. Điều đó tiếp tục thể hiện rõ quyết tâm của Ngành giáo dục trong việc tìm ra những cách làm hay hơn, sáng tạo hơn để cuộc vận động này thưc sự mang lại hiệu quả cao, nhất là khi đất nước bước vào thời kỳ hội nhập. Hội nghị giao ban “ 5 tháng triển khai cuộc vận động nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” cụm Miền Đông Nam Bộ do Bộ Giáo Dục-Đào Tạo tổ chức lần hai được tổ chức tại Đồng Nai. Dự hội nghị có bà Đặng Huỳnh Mai- Thứ trưởng Bộ Giáo dục- Đào tạo, ông Huỳnh Chí Thắng - Phó Chủ tịch Hội Đồng Nhân Dân tỉnh, ông Đinh Quốc Thái - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đại diện lãnh đạo các tỉnh và lãnh đạo các sở Giáo dục- Đào tạo các tỉnh: Bà Rịa- Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Bình Thuận, Ninh Thuận, Tây Ninh và Thành Phố Hồ Chí Minh và đại diện các trương Đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp.
Theo đánh giá của Ban chỉ đạo cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” được phát động tại thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 31-7-2006. Ngay từ khi mới phát động cuộc vận động đa số lãnh đạo các địa phương rất quan tâm ủng hộ Ngành giáo dục, các đồng chí lãnh đạo sở Giáo dục-Đào tạo, lãnh đạo các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp cũng có những nhận thức sâu sắc về ý nghĩa, tác dụng của cuộc vận động và đa số cán bộ, giảng viên, giáo viên, học sinh, sinh viên phấn khởi, đồng tình cao với cuộc vận động. Từ đó cuộc vận động đã bước đầu lập lại kỷ cương, nền nếp, phát huy dân chủ trong nhà trường. Các phong trào thi đua “dạy tốt, học tốt”, “dân chủ- kỷ cương- tình thương- trách nhiệm”, “xây dựng môi trường văn hoá trong trường học” đang có chuyển biến đi vào thực chất. Công tác chỉ đạo, kiểm tra của nhà trường được thường xuyên, sâu sát hơn. Giảm hẳn hiện tượng giáo viên, giảng viên bỏ giờ lên lớp, đổi giờ để đi việc riêng, ra vào lớp không đúng quy định, trao đổi điện thoại trong giờ lên lớp, cư xử thiếu tính sư phạm đối với học sinh, sinh viên….

Tại hội nghị giao ban, các đại biểu đều cho rằng, “ nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” là cuộc vận động lớn cần có sự quan tâm của nhiều người. Qua 5 tháng, thời gian không nhiều cho một cuộc vận động mang tính chất xã hội rộng lớn và kéo dài đến hết năm 2010 mới kết thúc. Thực tế, ý nghĩa sâu xa của cuộc vận động không chỉ nhằm xoay chuyển nhận thức về bệnh gian dối và thành tích, vốn là nguyên nhân làm chất lượng giáo dục chưa tương xứng.

Sau 4 tháng triển khai cuộc vận động tại Đồng Nai có trên 695 trường học ký cam kết “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, Đồng Nai đã tổ chức ký cam kết đối với 238 trường mầm non, 296 trường tiểu học, 161 trường trung học cơ sở và các cơ sở giáo dục khác. Ngoài ra đã có hơn 700 trường học, 1.400 lơp học có chi đoàn thanh niên tổ chức tọa đàm, sinh hoạt giữa giáo viên, đoàn viên và phụ huynh học sinh về thực trạng tiêu cực trong thi cử, về hiệu quả thực tế công tác thi đua, tác hại và nguyên nhân bệnh thành tích trong giáo dục. Đã có 61 phòng giáo dục, trường và cơ sở giáo dục khác do Sở Giáo dục- Đào tạo trực tiếp quản lý  xây dựng chương trình hành động.

Trong những năm qua, theo đánh giá của ngành Giáo dục- Đào tạo Đồng Nai, việc dạy thêm học thêm tràn lan trên địa bàn tỉnh mặc dù không có những biểu hiện đáng lo ngại nhưng tình trạng này đã tiềm ẩn trong một bộ phận nhỏ cán bộ, giáo viên, phụ huynh, học sinh, sinh viên trên toàn tỉnh, nên rất cần có những biện pháp tác động tích cực tạo sự chuyển biến tốt về nhận thức. Để hạn chế tình trạng tiêu cực, ngành Giáo dục- Đào tạo đã không áp đặt chỉ tiêu thi đua cho đơn vị và cán bộ, giáo viên nhưng đồng thơi phải có biện pháp tăng cường nâng cao chất lượng giáo dục-đào tạo, tập trung đổi mới quản lý hành chính và quản lý chuyên môn, thực hiện chỉ đạo, lãnh đạo không rập khuôn, máy móc, tạo điều kiện mở rộng tự chủ cua cơ sở giáo dục, của giáo viên dạy lớp. Xây dựng trung tâm tích hợp dữ liệu giáo dục bằng trang web trên mạng Internet để tăng cường phối hợp quản lý giữa sở Giáo dục-Đào tạo với các trường trung học phổ thông cả ve quản lý hành chính và quản lý chuyên môn, tạo điều kiện cho phụ huynh học sinh trực tiếp và kịp thời nắm bắt thông tin về các hoạt động của nhà trường, kết quả rèn luyện và học tập của học sinh. Xây dựng ngân hàng đề thi, phần mềm tin học về thi trắc nghiệm giúp cho cán bộ quản lý giáo dục các trường học có thể theo dõi quản lý việc kiểm tra, đánh giá chất lượng học sinh của giáo viên bộ môn nhanh chóng, thuận lợi và chính xác. Có như thế mới nâng cao được chất lượng dạy và học trong nhà trường như cuộc phát động vừa qua của ngành Giáo dục-Đào tạo.

Vừa qua, việc khá nhiều tỉnh, thành trong cả nước công bố số lượng học sinh ngối nhầm lớp cũng đã thể hiện sự dũng cảm nhìn vào sự thật của chính các địa phương đó vì lâu nay chúng ta vẩn còn tồn tại tình trạng “ đẹp khoe ra, xấu xa đậy lại”. Vì thế cuộc vận động này phải diễn ra từ chính cơ sở, từng địa phương, hieu trưởng của các trường phải chịu trách nhiệm, sứ mạng của các thầy cô giáo giảng dạy là đào tạo ra học sinh, sinh viên có đầy đủ tri thức, có nghề nghiệp đàng hoàng, chứ không phải chỉ đơn thuần là tấm bằng. Như hiện trạng vừa qua “bằng cấp” thì nhiều mà người học không nhiều. Theo Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân, chính những vụ tiêu cực được đưa ra công luận rồi bị xử lý nghiêm minh đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh cho những ai còn có ý đồ gian lận, tiêu cực trong thi cử và chạy theo thành tích trong giáo dục để thời gian tới Ngành giáo dục sẽ phát triển tốt hơn.

 Kim Ngọc