Đồng Nai phấn đấu đến hết năm 2007 không còn sử dụng hàn the trong thực phẩm

Đăng ngày: 15/08/2011
Trong 5 năm qua nhờ sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành liên quan và việc tổ chức kiểm tra thường xuyên nên nhận thức về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) của người dân có chuyển biến (nông thôn có 72% số dân hiểu đươc vệ sinh thực phẩm trong ăn uống, 100% bếp ăn tập thể tại các khu công nghiệp có các biện pháp đề phòng ngộ độc thực phẩm…) Ban điều hành chương trình đã xây dựng kế hoạch phối hợp liên ngành triển khai 5 những giải pháp lớn, lồng ghép với chương trình mục tiêu Quốc gia đảm bảo chất lượng VSATTP. Công tác truyền thông cũng giúp cho người dân nâng cao nhận thức và năng lực tự đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm thay đổi tập quán, nếp nghĩ và cách làm thiếu khoa học trong dây chuyền thực phẩm từ nuôi trồng, đánh bắt, chế biến, bảo quản, kinh doanh, dịch vụ, phục vụ thực phẩm cho từng đối tượng, chế biến sử dụng thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng.
Riêng ngành y tế đã mở được 22 lớp đào tạo áp dụng hệ thống quản lý chất lượng VSATTP với 2.170 người của 8 công ty tham gia; tập huấn nguyên nhân gây ngộ độc và biện pháp phịng ngừa ngộ độc thực phẩm cho cho 3.000 người trong các bếp ăn tập thể t
i các khu công nghiệp và trường học, mẫu giáo, nhà trẻ. Ngành nông nghiệp đ tổ chức tập huấn, hội thảo chuyển giao công nghệ, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật về bảo vệ thực vật cho nông dân, cung cấp thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục, sử dụng phân vi sinh… nhằm đảm bảo vệ sinh nông sản thực phẩm, sức khỏe người tiêu dùng và môi trường sinh thái. Toàn tỉnh hiện có 50 héc ta đất chuyên sản xuất rau an toàn, với 7 tổ sản xuất, 1 hợp tác xã đã cung cấp 200 tấn rau an tồn cho thị trường hàng năm.
Công tác kiểm tra, kiểm soát việc vận chuyển, giết mổ gia súc, gia cầm cũng đ được quan tâm sâu sát hơn. Hiện toàn tỉnh có 217 điểm giết mổ gia súc được cấp phép, có lực lượng thú y kiểm soát giết mổ. Số lượng gia cầm giết mổ qua kiểm soát tăng nhiều từ năm 2003 đến nay, riêng năm 2005  tăng trên 250% so với năm 2001. Công tác tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm được thc hin 2 đợt/năm. Việc quản lý kiểm tra, kiểm soát thị trường kinh doanh thực phẩm cũng được quan tâm thực hiện: ngành y tế đã tiến hành điều tra, phân loại, phân cấp quản lý các cơ sở thực phẩm và tổ chức thanh tra 480/12.241 cơ sở; ngành khuyến nông, bảo vệ thực vật tổ chức kiểm tra 433 cơ sở sản xuất kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật( có 167 cơ sở vi phạm bị xử phạt); Trung tâm Y tế dự phòng đã tổ chức 24 lớp tập huấn sử dụng chất phụ gia Biorasta v PDP thay thế hn the cho các cơ sở sản xuất, vì vậy tỷ lệ cơ sở sản xuất sử dụng chất phụ gia độc hại giảm từ 98% năm 2001 xuống còn 34% năm 2005. Phấn đấu đến năm 2007 không còn sử dụng hàn the trong chế biến thực phẩm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Công tác chống hàng giả, hàng kém chất lượng và việc ghi nhãn hng hĩa thực phẩm được thực hiện thường xuyên, liên tục, không chỉ tập trung vào mặt hàng thực phẩm mà còn đặt trọng tâm vào các loại thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật không rõ nguồn gốc, khơng nằm trong danh mục được phép sử dụng, thuốc kém chất lượng và đã thực hiện biện phá
p chế tài theo qui định của pháp luật. Để nâng cao năng lực kiểm nghiệm thực phẩm, tỉnh đã tập trung xây dựng 03 phòng thí nghiệm chuyên ngành để đánh giá mức độ ô nhiễm, các mối nguy cơ, xác định nguyên nhân gây ngộ độc, các bệnh truyền qua đường thực phẩm.
Tổng kết 5 năm triển khai thực hiện NQ số 30/2001/NQ.HĐND của HĐND tỉnh, kết quả đã giảm trên 50% số vụ ngộ độc thực phẩm tập thể so với các năm trước ( năm 2003 không có vụ ngộ độc nào xảy ra); có trên 60% cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm có giấy phép kinh doanh, có địa chỉ cố định, đạt tiêu chuẩn vệ sinh theo quy định của Bộ Y tế; 75% dân được tiếp nhận thông tin về chất lượng VSATTP để đề phòng ngộ độc thức ăn trong gia đình.
Tuy nhiên,  hiện nay việc tổ chức kiểm tra, thanh tra, giám sát công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trên một số lĩnh vực, đặc biệt là việc kiểm tra hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng chưa được thực hiện thường xuyên, ít kiểm tra đột xuất và các xử lý thường chỉ là nhắc nhở mà không có biện pháp chế tài hữu hiệu; nhiều nhà máy chưa thực hiện tốt việc xử lý chất thải thải trực tiếp vào môi trường, đặc biệt là vào sông Đồng Nai gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước sinh hoạt; giá suất ăn công nghiệp quá thấp cũng là một trong những nguyên nhân khó đảm bảo được nguồn thực phẩm sạch ở đầu vào …
Đoàn đã kiến nghị Ban điều hành chương trình có biện pháp xử lý kiên quyết đối với các nhà máy chưa thực hiện đầy đủ quy định về xử lý chất thải, làm ô nhiễm môi trường; quan tâm công tác tuyên truyền, giáo dục trong nhân dân bằng nhiều hình thức khác nhau; phối hợp với Ban lãnh đạo các công ty, xí nghiệp có bếp ăn tập thể có giải pháp hữu hiệu để nâng chất lượng bữa ăn cho công nhân, góp phần đảm bảo sức khỏe và năng suất làm việc của người lao động.

KIM NGỌC