Ban pháp chế HĐND tỉnh giám sát kết quả triển khai thực hiện Chỉ thị 37/2004/CT-TTg về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 09/1998/NQ-CP và Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm của Chính phủ đến năm 2010 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai Đăng ngày: 15/08/2011
Thực hiện chương trình công tác quý II năm 2006 của Ban pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh, vào các ngày 30 tháng 5 và ngày 05, 09 tháng 6 năm 2006, Ban pháp chế đã tổ chức đoàn giám sát kết quả triển khai thực hiện chỉ thị 37/2004/CT-TTg về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 09/1998/NQ-CP và chương trình quốc gia phòng chống tội phạm của Chính phủ đến năm 2010 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tại Ban chỉ đạo 138 huyện Long Thành, thành phố Biên Hoà và thị xã Long Khánh từ tháng 8/2005 đến tháng 5/2006. Tham dự Đoàn giám sát ngoài các đồng chí là Trưởng, phó và thành viên Ban pháp chế còn có đại diện Công an tỉnh; Ban Nội chính tỉnh uỷ; UBMTTQ tỉnh; Văn phòng Tỉnh uỷ và Thường trực HĐND, Ban pháp chế HĐND huyện Long Thành, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hoà.
 |
Trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh Tạ Trung Hiếu ( thứ hai từ phải sang) giám sát tại Ban chỉ đạo 138 huyện Long Thành | Trong thời gian qua, việc tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị 37/TTg của Thủ tướng chính phủ luôn được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, chặt chẽ của cấp uỷ, chính quyền. Thông qua các kế hoạch cụ thể, các cuộc vận động đã tạo một khí thế mạnh mẽ trong cán bộ Đảng viên, hội viên và quần chúng nhân dân. làm chuyển biến cơ bản về nhận thức trong phòng chống tội phạm. Công tác tuyên truyền có trọng điểm và đi vào chiều sâu tại các địa bàn xã, thị trấn, phường đặc biệt là trên các địa bàn trọng điểm. Công tác tuyên truyền luôn được đổi mới về hình thức và nội dung, giúp cho quần chúng nhân dân dễ hiểu, thiết thực. Đã huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, tạo sự đồng tình ủng hộ và tham gia tích cực của đại bộ phận nhân dân trong phòng, chống tội phạm. Nhân dân đã tự giác hơn, tham gia nhiều hơn, phối hợp với Ban chỉ đạo 138 cơ sở đạt nhiều kết quả rất đáng khích lệ. Chất lượng hoạt động của các Ban hoà giải, Tổ hoà giải ở cơ sở ngày càng được nâng lên. Các loại tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng được kiểm soát, đấu tranh có hiệu quả với một số loại tội phạm.
 |
Giám sát tại Ban chỉ đạo 138 thị xã Long Khánh | Tuy nhiên, tình hình tội phạm chưa giảm so với yêu cầu đề ra, tội phạm hình sự vẫn tiếp tục có những diễn biến phức tạp, xu hướng cấu kết thành băng, nhóm, ổ tội phạm ngày càng gia tăng. Tội phạm trong lứa tuổi vị thành niên làm trái pháp luật có xu hướng gia tăng, tội phạm cố ý gây thương tích có chiều hướng gia tăng về số vụ, gia tăng về số người bị thương tích và tính chất hậu quả ngày càng cao, đáng chú ý là công cụ gây án có tính nguy hiểm cao như mã tấu, kiếm Nhật... Thiệt hại về người và tài sản có giá trị còn ở mức cao, tội lừa đảo xuất hiện nhiều thủ đoạn mới trong nhiều lĩnh vực. Nhận thức của một số cấp uỷ, chính quyền địa phương về cong tác phòng chống tội phạm còn chưa đúng mức, một số nơi có biểu hiện khoán trắng cho lực lượng Công an. Công tác phòng ngừa từng nơi, từng lúc có mặt còn hạn chế. Hình thức thông tin tuyên truyền chậm được đổi mới, hiệu quả chưa cao. Công tác quản lý nhân hộ khẩu, tạm trú, tạm vắng, quản lý nhà trọ nhà nghỉ chưa được thực hiện thường xuyên và thiếu chặt chẽ, còn bộc lộ nhiều thiếu sót, sơ hở để đối tượng lẫn trốn hoặc gây án. Chế độ thông tin báo cáo theo quy định, nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương chưa thực hiện nghiêm túc, phần nào gây khó khăn trong việc tập hợp đánh giá tình hình và đề ra các biện pháp tổ chức thực hiện.
 |
Giám sát tại Ban chỉ đạo 138 thành phố Biên Hòa | Để tiếp tục thực hiện tốt chỉ thị 37/2004/CT-TTg về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 09/1998/NQ-CP và chương trình quốc gia phòng chống tội phạm của Chính phủ đến năm 2010 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Ban pháp chế HĐND tỉnh kiến nghị Ban chỉ đạo phòng chống tội phạm tỉnh Đồng Nai tập trung chỉ đạo thực hiện tốt một số công tác trọng tâm sau: Chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố và cấp xã, phường củng cố, bổ sung về nhân Ban chỉ đạo và ban hành quy chế hoạt động, phân công cụ thể từng thành viên, có kiểm tra, kiểm điểm trách nhiệm từng cá nhân tổ chức theo định kỳ; Tiếp tục tăng cường công tác phối hợp giữa các ngành, các cấp với MTTQ và các tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội trong đấu tranh phòng chống tội phạm; phát động thật sâu rộng phong trào quần chúng tham gia tấn công trấn áp tội phạm; xây dựng thôn, xóm, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp có nếp sống văn hoá, văn minh; nhân rộng các mô hình tiên tiến trong phong trào phòng, chống tội phạm; Quán triệt, nâng cao nhận thức, triển khai chương trình quốc gia phòng chống tội phạm ở từng cơ sở, hoàn thiện chương trình, kế hoạch đấu tranh; trong chỉ đạo xác định trong tâm, trong điểm và thường xuyên kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện; Đề ra các giải pháp cụ thể phấn đấu tiếp tục kiềm chế được sự gia tăng tội phạm, trong đó cần tập trung vào các nhóm tội phạm nguy hiem như: Tội phạm có tổ chức, có vũ khí, cướp giật, trấn lột; Tội phạm mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng chất ma tuý; Tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em; Tội phạm tham nhũng; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo duc, thuyết phục, vận động nhân dân hiểu biết sâu sắc, đầy đủ về ý nghĩa, trách nhiệm của mình trong đấu tranh phòng chống tội phạm. Phổ biến chính sách pháp luật, thường xuyên thông báo phương thức, thủ đoạn hoạt động của các loại tội phạm cho mọi người thấy được để chủ động phòng ngừa, không bị rủ rê lôi kéo trở thành nạn nhân của tội phạm. Đồng thời, thường xuyên biểu dương người tốt, việc tốt và phê phán những biểu hiện tiêu cực trong đấu tranh chống tội phạm; Tiến hành thực hiện có hiệu quả các biện pháp quản lý nhà nước về ANTT, nhất là quản lý nhân hộ khẩu, nhà trọ, nhà nghỉ; quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện; quản lý vũ khí, vat liệu nổ ... không để các loại tội phạm lợi dụng các lĩnh vực này hoạt động phạm tội.
Sĩ Tiến
|
|
|