Kỳ
họp thứ 16 HĐND tỉnh khóa VII đã thông qua đề án chuyển đổi 19 trường ngoài
công lập trên địa bàn tỉnh sang trường công lập. Bắt đầu từ năm học 2009-2010,
các trường thực hiện chuyển đổi đã thực hiện tuyển sinh theo hình thức trường
công lập. Nhằm đánh giá lại những kết quả của một số trường sau hơn một học kỳ
thực hiện công tác chuyển đổi, Ban Văn hoá - Xã hội HĐND tỉnh đã tiến hành giám
sát hoạt động của một số trường học trên địa bàn huyện Trảng Bom và thành phố
Biên Hoà.
Trường
THCS bán công Nguyễn Công Trứ (huyện Trảng Bom) thực hiện chuyển đổi sang
trường THCS hệ công lập từ tháng 01-9-2009. Theo báo cáo của trường, hiện có
311 học sinh theo học ở 4 khối lớp 6, 7, 8, và 9. So với năm học 2008-2009 thì
số học sinh, số lớp học và giáo viên nhà trường đều tăng. Qua giám sát được
biết, sau khi thực hiện chuyển đổi từ trường bán công sang hệ công lập, trường
có rất nhiều thuận lợi. Hiện học sinh học tại trường đa số thuộc diện gia đình
khó khăn, việc chuyển đổi sang loại hình công lập không chỉ giám áp lực đối với
sự phân biệt so sánh đối với học sinh trường công lập mà còn giảm bớt một phần
chi phí đóng góp cho gia đình.

Ông Trần Đình Tuấn, Hiệu trưởng trường THPT Tam Hiệp,
thành phố Biên Hòa
cáo hoạt động của trường
Cùng
với việc thực hiện chuyển đổi từ hệ bán công sang hệ công lập từ đầu năm học
2009-2010, trường THPT Tam Hiệp, thành phố Biên Hòa đã được tập thể giáo viên
nhà trường và phụ huynh học sinh đồng tình ủng hộ. Hiệu trưởng trường THPT Tam
Hiệp cho biết: “Việc chuyển đổi sang trường công lập không chỉ tạo niềm phấn
khởi cho học sinh, phụ huynh và giáo viên toàn thể nhà trường. Nếu ở hệ bán
công, Ban lãnh đạo chịu áp lực cả về chất lượng đào tạo, số lượng và cả sự sống
còn của nhà trường, thì khi chuyển sang hệ công lập áp lực đó giảm đi rất
nhiều, đó còn là niềm tự hào của giáo viên, học sinh và cả phụ huynh nữa”.
Ngoài
việc được giáo viên và phụ huynh đồng tình ủng hộ, việc chuyển đổi sang trường
công lập là điều kiện thuận lợi để giáo viên và học sinh nhà trường có điều
kiện dạy và học tốt hơn. Lãnh đạo các trường được chuyển đổi đều khẳng định,
việc ngân sách được Nhà nước đầu tư nên giảm đi áp lực rất nhiều so với trước
đây, khi vừa phải thu học phí, vừa xin hỗ trợ ngân sách. Sĩ số học sinh ít hơn
nên giáo viên cũng dễ dàng hơn trong việc dạy và quản lý lớp.
Chủ trương của Đảng và Nhà nước khi chuyển đổi trường học từ hệ bán công sang
công lập, ngoài việc tạo môi trường và cơ hội cho học sinh được hưởng quyền lợi
tốt hơn trong việc đóng học phí mà tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để
giáo viên và học sinh phấn đấu.

Ông Trần Cao Bằng, Hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Công Trứ,
huyện Trảng
Bom báo cáo hoạt động của trường
Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Công Trứ cho biết, sau khi thực hiện chuyển đổi
sang trường công lập, sĩ số lớp học không còn đông như trước nên giáo viên dạy
và quản lý dễ dàng hơn, ngoài ra vẫn được hưởng quyền lợi giống như giáo viên
trường công lập thay vì trước đây lớp học đông, cả việc dạy và quản lý đều khó
khăn hơn mà giáo viên không được hưởng quyền lợi gì hơn giáo viên trường công
lập. Bên cạnh đó, học sinh là đối tượng được hưởng quyền lợi tốt hơn, đóng học
phí thấp hơn trước 9 lần (học sinh hệ bán công phải đóng học phí 70.000
đồng/tháng còn hệ công lập chỉ đóng 8.000 đồng/tháng). Mặc dù nhà trường không
phải quan tâm nhiều đến việc thu chi ngân sách, tuy nhiên trách nhiệm với ngành
thì không thể lơ là được, trường chuyển sang hệ công lập là điều kiện tốt để cả
giáo viên và học sinh phấn đấu nâng cao chất lượng dạy và học, nhà trường đang
cố gắng ổn định lại đội ngũ quản lý và chuyên môn để chú tâm vào chất lượng đào
tạo.
Mục đích mà nhà trường
THPT Tam Hiệp đang cố gắng hướng tới là đạt trường chuẩn quốc gia, tỷ lệ học
sinh đậu tốt nghiệp bằng hoặc cao hơn các trường công lập trên cùng địa bàn.
Bài toán về chất lượng giáo dục trong những năm gần đây đã được các cấp, các
ngành và trường học quan tâm rất nhiều, tuy nhiên đó luôn là bài toán nan giải,
việc đi tìm lời giải cho bài toán này không thể trọn vẹn trong ngày một, ngày
hai mà đó luôn là quá trình nỗ lực lâu dài. Do đó thời gian tới nhà trường cần ổn định lại tổ chức,
chú trọng hơn vào chất lượng giáo dục, cân đối chỉ tiêu lớp học để sĩ số không
quá đông, hạn chế thấp nhất số học sinh bỏ học và đặc biệt là trong những năm
tới nhà trường cần phấn đấu để tỷ lệ đậu tốt nghiệp được nâng lên hàng năm.
KNgọc