Hội nghị giao ban Thường trực HĐND các tỉnh, thành phố khu vực Đông Nam bộ thảo luận về việc ban hành Nghị quyết quy phạm pháp luật của HĐND cấp tỉnh và được đánh giá là một Hội nghị vô cùng ý nghĩa và cần thiết đối với ngành Tư pháp. Sau phần thảo luận và kiến nghị của các địa phương, phát biểu tại Hội nghị, ông Nguyễn Thanh Bình, Cục trưởng Cục công tác phía Nam Bộ Tư pháp đánh giá đây là một sáng kiến và là Hội nghị đầu tiên trong phạm vi toàn quốc chuyên về hoạt động xây dựng pháp luật. Sau khi nghe các ý kiến phát biểu cho thấy: Có những khó khăn, vướng mắc và cách hiểu khác nhau về thực hiện Luật ban hành văn bản QPPL năm 2015 và Nghị định 34/2016/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật, tuy nhiên qua thời gian 8 tháng triển khai, chưa có tổng kết, đánh giá thì những khó khăn, vướng mắc và những lung túng là những vấn đề tất yếu phát sinh.
Luật ban hành văn bản QPPL năm 2015 là Luật làm Luật, là văn bản Luật quy định về công nghệ làm Luật. Đổi mới đột phá và cơ bản của Luật này là quy trình xây dựng chính sách tách ra khỏi quy trình soạn thảo văn bản. Tại Hội nghị, đại diện bộ Tư pháp đánh giá cao những ý kiến phát biểu của các đại biểu, các ý kiến thể hiện sự nghiên cứu rất sâu và rất chuyên môn. Có thể nói quy trình xây dựng chính sách trong luật có nhiều điểm mới mà tâm lý mới thì khó và khó thì ngại làm. Ở địa phương quy trình xây dựng chính sách có UBND, UBMTTQVN và các Ban HĐND là các chủ thể đề nghị lập đề nghị. Chỉ có Nghị quyết của HĐND cấp tỉnh mới có giai đoạn xây dựng chính sách; cấp huyện, cấp xã không có quy trình này. Đại diện Bộ Tư pháp nhấn mạnh: Phải xác định có 02 loại Nghị quyết QPPL; loại Nghị quyết hướng dẫn, cụ thể hóa thì không phải thực hiện quy trình xây dựng chính sách. Sở dĩ quy trình ban hành Nghị quyết của HĐND tỉnh dài là vì Quốc hội quyết thay đổi tư duy làm Luật, phải chất chẽ và phát huy trách nhiệm cao của HĐND cấp tỉnh trong ban hành Nghị quyết.
Cũng theo quy định của Luật, cả quy trình ban hành Nghị quyết hơn 100 ngày nhưng Ban HĐND cấp tỉnh chỉ có 05 ngày để thẩm tra. Vấn đề này đặt ra là thời gian có ngắn không trong khi quy định trước đây là 7 ngày. Theo Bộ Tư pháp, thời gian này là không ngắn vì HĐND cấp tỉnh đã được nâng cao điều kiện bảo đảm và đã trải qua giai đoạn đánh giá tác động từ khi xây dựng chính sách. Việc phân biệt văn bản QPPL và văn bản cá biệt là nội dung nhiều địa phương quan tâm và được Bộ Tư pháp xác định: Vấn đề này đã được giải thích và nhận diện tại Điều 3 của Luật. Một ví dụ cụ thể: Nghị quyết về kinh tế xã hội có phải là văn bản QPPL? Trước đây theo Nghị định 91/2006/NĐ-CP thì không phải nhưng Nghị quyết này có nhiều biện pháp để triển khai thực hiện, nếu không xác định là văn bản QPPL sẽ khó trong công tác điều hành ở địa phương.
Về việc bỏ quy định ban hành chương trình xây dựng Nghị quyết hàng năm, theo ý kiến của một số địa phương, việc bỏ này là một khó khăn, không tạo chủ động cho HĐND trong ban hành Nghị quyết. Tuy nhiên theo Bộ Tư pháp, việc ban hành chương trình xây dựng Nghị quyết hàng năm không phải tạo chủ động cho HĐND mà là tạo nên sự bị động vì chính sách thì thay đổi thường xuyên nên khó xác định trước; việc bỏ này cũng là theo kiến nghị của nhiều địa phương vì thực tế trước đây chương trình ban hành Nghị quyết phải điều chỉnh rất nhiều lần trong năm. Với quy trình xây dựng chính sách hiện nay thì việc bỏ quy định ban hành chương trình xây dựng Nghị quyết thực tế là bỏ bớt một thủ tục. Tuy nhiên để chủ động trong công tác xây dựng văn bản QPPL, ở Trung ương đã giao Bộ Tư pháp lập danh mục những việc, lĩnh vực cần ban hành văn bản để triển khai thực hiện.
Hiện nay, Bộ Tư pháp đang soạn thảo 03 cuốn sổ tay về quy trình soạn thảo, quy trình xây dựng chính sách và đánh giá tác động chính sách đồng thời liên tục mở các khóa tập huấn để tháo gỡ lúng túng cho các địa phương.
Đại diện Bộ Tư pháp cũng đã ghi nhận những ý kiến phát biểu tại Hội nghị nhất là về cơ cấu cán bộ pháp chế đồng thời mong muốn Bộ Nội vụ ủng hộ vì nếu cán bộ pháp chế không đủ sẽ khó khả thi đối với công tác xây dựng pháp luật và đề nghị Quốc hội giám sát đối với công tác này. Đánh giá rất cao Hội nghị giao ban Thường trực HĐND các tỉnh, thành phố khu vực Đông Nam bộ. Đây là sáng kiến về Hội nghị đầu tiên trong phạm vi toàn quốc chuyên về hoạt động xây dựng pháp luật. Sau khi nghe các ý kiến phát biểu cho thấy: Có những khó khăn, vướng mắc và cách hiểu khác nhau về thực hiện Luật ban hành văn bản QPPL năm 2015 và Nghị định 34/2016/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật, tuy nhiên quan thời gian 8 tháng triển khai, chưa có tổng kết, đánh giá thì những khó khăn, vướng mắc và những lung túng là những vấn đề tất yếu phát sinh.
Có thể nói Luật ban hành văn bản QPPL năm 2015 là Luật làm Luật, là văn bản Luật quy định về công nghệ làm Luật. Đổi mới đột phá và cơ bản của Luật này là quy trình xây dựng chính sách tách ra khỏi quy trình soạn thảo văn bản. Tại Hội nghị, đại diện bộ Tư pháp đánh giá cao những ý kiến phát biểu của các đại biểu, các ý kiến thể hiện sự nghiên cứu rất sâu và rất chuyên môn.
Có thể nói quy trình xây dựng chính sách trong luật có nhiều điểm mới mà tâm lý mới thì khó và khó thì ngại làm. Ở địa phương quy trình xây dựng chính sách có UBND, UBMTTQVN và các Ban HĐND là các chủ thể đề nghị lập đề nghị. Chỉ có Nghị quyết của HĐND cấp tỉnh mới có giai đoạn xây dựng chính sách; cấp huyện, cấp xã không có quy trình này. Phải xác định có 02 loại Nghị quyết QPPL; loại Nghị quyết hướng dẫn, cụ thể hóa thì không phải thực hiện quy trình xây dựng chính sách. Sở dĩ quy trình ban hành Nghị quyết của HĐND tỉnh dài là vì Quốc hội quyết thay đổi tư duy làm Luật, phải chất chẽ và phát huy trách nhiệm cao của HĐND cấp tỉnh trong ban hành Nghị quyết.
Cả quy trình ban hành Nghị quyết hơn 100 ngày nhưng Ban HĐND chỉ có 05 ngày để thẩm tra. Vấn đề này đặt ra là thời gian có ngắn không trong khi quy định trước đây là 7 ngày. Theo Bộ Tư pháp, thời gian này là không ngắn vì HĐND cấp tỉnh đã được nâng cao điều kiện bảo đảm và đã có giai đoạn đánh giá tác động từ khi xây dựng chính sách.
Một vấn đề của Luật là việc phân biệt văn bản QPPL và văn bản cá biệt; vấn đề này đã được giải thích và nhận diện tại Điều 3 của Luật; một ví dụ cụ thể: Nghị quyết về Kinh tế xã hội có phải là văn bản QPPL? Trước đây theo Nghị định 91 thì không phải nhưng Nghị quyết này có nhiều biện pháp để triển khai thực hiện, nếu không xác định là văn bản QPPL sẽ khó trong công tác điều hành ở địa phương; tuy nhiên đại diện Bộ Tư pháp cũng lưu ý nếu xác định là văn bản QPPL thì phải thực hiện theo đúng quy trình xây dựng.
Về việc bỏ quy định về ban hành chương trình xây dựng Nghị quyết hàng năm, theo ý kiến của một số địa phương, việc bỏ này là một khó khăn, không tạo chủ động cho HĐND trong ban hành Nghị quyết. Tuy nhiên theo Bộ Tư pháp ban hành chương trình xây dựng Nghị quyết hàng năm không phải tạo chủ động cho HĐND mà là tạo nên sự bị động vì chính sách thì thay đổi thường xuyên nên khó xác định trước; việc bỏ này cũng là theo kiến nghị của nhiều địa phương vì thực tế trước đây chương trình ban hành Nghị quyết phải điều chỉnh rất nhiều lần trong năm. Với quy trình xây dựng chính sách hiện nay thì việc bỏ quy định ban hành chương trình xây dựng Nghị quyết thực tế là bỏ bớt một thủ tục. Tuy nhiên để chủ động trong công tác xây dựng văn bản QPPL, ở Trung ương đã giao Bộ Tư pháp lập danh mục những việc, lĩnh vực cần ban hành văn bản để triển khai thực hiện.
Hiện nay, Bộ Tư pháp đang soạn thảo 03 cuốn sổ tay về quy trình soạn thảo, quy trình xây dựng chính sách và đánh giá tác động chính sách đồng thời liên tục mở các khóa tập huấn để tháo gỡ lúng túng cho các địa phương. Đại diện Bộ Tư pháp cũng đã ghi nhận những ý kiến phát biểu tại Hội nghị nhất là về cơ cấu cán bộ pháp chế và thể hiện mong muốn Bộ Nội vụ ủng hộ việc bố trí cán bộ đảm nhận nhiệm vụ này vì nếu cán bộ pháp chế không đủ sẽ khó khả thi đối với công tác xây dựng pháp luật và đề nghị Quốc hội giám sát đối với công tác này.
Nguyễn Thị Oanh