Theo dự thảo, tự vệ là lực lượng “được tuyển
chọn ở cơ quan của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế”. Trên thực tế, có đơn vị sự nghiệp tương đương cấp sở cần
phải lực lượng tự vệ tương xứng như: Ban Quản lý các Khu công nghiệp của các
tỉnh, thành phố là đơn vị sự nghiệp nhưng nếu chỉ tổ chức tự vệ như các đơn vị
sự nghiệp cấp sở; đồng thời tự vệ ở các Công ty thuộc Ban quản lý các khu công
nghiệp được thành lập, chịu sự quản lý của cấp phường, xã, huyện, thành phố như
dự thảo thì không đảm đương được nhiệm vụ, thiếu sự liên kết vì Ban Quản lý các
Khu công nghiệp quản lý doanh nghiệp trên địa bàn nhiều xã, phường khác nhau. Một
số địa phương có số lượng các khu, Công nghiệp, cụm Công nghiệp rất lớn (Đồng
Nai có hơn 30 Khu công nghiệp) Trong khi đó, tình hình an ninh, trật tự ở các
Khu công nghiệp luôn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp, cần phải có sự tự quản cũng
như quản lý kịp thời, hiệu quả. Do đó, đề nghị quy
định thêm về tự vệ ở các Khu công nghiệp.
Lực lượng Dân quân
được tuyển chọn ở xã; lực lượng tự vệ được tuyển chọn ở
cơ quan, tổ chức. Như vậy, theo Điều 2, Dân quân và Tự vệ là hai chủ thể khác
nhau và trên thực tế vẫn được hiểu là hai chủ thể và cùng chung một nhiệm vụ.
Tuy nhiên, xuyên suốt dự thảo đều gọi chung là Dân quân tự vệ. Do đó đề nghị
tách thành 02 khái niệm và viết đi liền nhau thành "Dân quân, Tự vệ".
2. Về
nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Dân quân tự vệ (Điều 4)
Đề nghị cơ quan soạn thảo xem xét bỏ quy định “trực tiếp là sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đoàn, Ban cán sự Đảng”. Vì
quy định trên đã có đề cập đến sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của cấp ủy Đảng,
còn Đảng đoàn, Ban cán sự Đảng (cơ quan trung ương) chủ yếu thực hiện chức
năng, nhiệm vụ tham mưu và tổ chức thực hiện ở tầm vĩ mô, không phải là tổ chức
Đảng cấp trên của cơ sở.
Tương tự như
trên, Điều 21 quy định về Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức, đề nghị bỏ chức
năng, nhiệm vụ tham mưu cho Đảng đoàn, Ban cán sự Đảng; chỉ cần quy định tham
mưu cho cấp ủy Đảng là đủ.
Dẫn chứng cụ thể: Ban chỉ huy quân sự của
cơ quan Văn phòng HĐND và UBND (cơ quan quản lý về mặt tổ chức biên chế các
đồng chí lãnh đạo HĐND và UBND) chỉ cần báo cáo với Đảng ủy Văn phòng; không
cần phải báo cáo Đảng đoàn HĐND vì Đảng đoàn được giao nhiệm vụ lãnh đạo HĐND
và Ban Cán sự Đảng UBND vì Ban Cán sự Đảng lãnh đạo các Thành viên UBND.
3. Ngày truyền thống của Dân quân tự vệ
(Điều 7)
Thường trực
HĐND tỉnh thống nhất lấy ngày 28 tháng 3 hằng năm là Ngày truyền thống của Dân
quân tự vệ. Tuy nhiên, quy định Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan, tổ chức có
trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức kỷ niệm Ngày truyền thống của Dân quân tự vệ cần
bổ sung nội dung ”một cách phù hợp với
điều kiện, tình hình” để tránh việc một ngày truyền thống nhưng nhiều cấp cùng
tổ chức kỷ niệm đồng thời tránh tình trạng lãng phí do có nhiều ngày truyền
thống, nhiều lễ hội của nhiều ngành, nhiều địa phương.
4. Đăng ký công dân thực hiện nghĩa vụ
tham gia Dân quân tự vệ, quản lý Dân quân tự vệ (Điều 9)
Khoản 2 quy
định chưa rõ công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ
khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc sẽ phải kỳ nghĩa vụ tham gia dân quân
tự vệ như thế nào.
Cách diễn đạt
như dự thảo có thể dẫn đến cách hiểu: Khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, công dân sẽ phải đến
đồng thời cả hai nơi: Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi
chưa tổ chức đơn vị hành chính cấp xã và cơ quan, tổ chức nơi cư trú hoặc nơi
làm việc mới.
Do đó, để
tương xứng, ở vế thứ hai, nơi công dân chuyển đến cần thêm từ hoặc từ đó diễn đạt lại như sau: ”Công
dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ khi thay đổi nơi
cư trú hoặc nơi làm việc phải đến đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban
nhân dân cấp huyện nơi chưa tổ chức đơn vị hành chính cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức nơi cư trú hoặc
nơi làm việc mới”.
5. Các hành vi
bị nghiêm cấm (Điều 15)
Đề nghị bổ sung 01 hành vi xúi giục
thực hiện các hành vi bị cấm tại Khoản 2 "Trốn tránh, chống đối, cản
trở việc thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ, tổ chức, huấn luyện, hoạt
động của Dân
quân tự vệ."
5. Về Ban chỉ huy quân sự cấp xã, thôn
đội trưởng (Điều 20)
Đề nghị cơ quan
soạn thảo không quy định “Phó Chỉ huy trưởng là người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã” tại Điểm d Khoản 1
cho phù hợp với hệ thống pháp luật hiện hành.
Hiện nay, có
nhiều địa phương không quy định Phó Chỉ huy trưởng là người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã. Mặt khác, quy định
mới của Chính phủ về những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã (Nghị
định số 34/2019/NĐ-CP) đã cắt giảm số lượng những người này tương đối nhiều
nhằm thực hiện chủ trương chung hiện nay về tinh gọn bộ máy, tinh giản biên
chế.
6. Chế độ, chính sách đối với Dân quân tự vệ khi làm nhiệm
vụ (Điều 34)
Khoản 3 dự thảo quy định chế độ, chính sách đối với tự vệ khi làm nhiệm vụ nêu: "Đối với tự vệ cơ động, tại chỗ, binh
chủng được trả nguyên lương, các khoản phúc lợi, phụ cấp, công tác phí, chế độ,
chính sách theo quy định của pháp luật". Quy định nêu trên được
hiểu là khi tự vệ thực hiện nhiệm vụ tự vệ thì cơ quan, đơn vị quản lý vẫn có
trách nhiệm trả các khoản thu nhập vì tự vệ chỉ hưởng phụ cấp, trợ cấp, không
hưởng lương. Do đó, đề nghị diễn đạt rõ về chủ thể trả lương cho tự vệ là cơ
quan, đơn vị quản lý để tránh hiểu nhầm.
Mặt
khác, hiện nay một số địa phương đã ban hành và thực hiện quy định về hỗ trợ
chi phi đi lại hoặc thanh toán tiền tàu xe một lần đi, về như cán bộ, công chức
cấp xã; đối với tự vệ như cán bộ, công chức cho Dân quân cơ động, dân quân tại
chỗ, dân quân thường trực làm nhiệm vụ.
Do đó,
đề nghị Ban soạn thảo xem xét bổ sung khoản chi trên.
Nguyễn Thị Oanh