Dự thảo nêu báo cáo kiểm toán của
Kiểm toán nhà nước là căn cứ để cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quyền khiếu
nại và giải quyết khiếu nại. Các ý kiến thống nhất quy định tại dự thảo Luật về
các vấn đề liên quan đến khiếu nại và giải quyết khiếu nại liên quan đến hoạt
động kiểm toán, qua đó tạo cơ sở pháp lý cho tất cả cơ quan, tổ chức, cá nhân
là đơn vị được kiểm toán hoặc đơn vị có liên quan thực hiện quyền khiếu nại,
kiến nghị về kết quả kiểm toán. Bên cạnh đó, đề nghị, Ban soạn thảo dự thảo
Luật nên xem xét kỹ lưỡng để bảo đảm sự thống nhất giữa quy định trong Luật
Kiểm toán nhà nước và Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo nhằm tránh tình trạng khiếu
nại, tố cáo kéo dài, giảm tính hiệu lực của các báo cáo kiểm toán. Theo Luật
khiếu nại hiện hành, người khiếu nại và người bị khiếu nại đều có quyền đi kèm
với nghĩa vụ trong quá trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại, do đó đề nghị
bổ sung “nghĩa vụ” vào dự thảo.
Quyền
hạn của Kiểm toán nhà nước (khoản 6a
Điều 11) và quy định xử lý vi phạm pháp luật về kiểm toán nhà nước Điều 71), dự thảo luật bổ sung thẩm quyền xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực Kiểm toán nhà nước..
Theo
quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hiện hành, cơ quan quản lý
nhà nước có thẩm quyền quản lý hành chính nhà nước ở lĩnh vực nào thì đều có
thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính ở lĩnh vực đó thông qua Thanh tra chuyên
ngành. Trong khi đó, Kiểm toán Nhà nước không phải là cơ quan quản lý hành
chính nhà nước. Mặc khác, nếu phát hiện sai phạm tại cơ quan được kiểm toán thì
việc thu hồi tài sản vi phạm đã là công việc khó khăn. Nếu quy định thêm thẩm
quyền xử phạt thì việc chấp hành quyết định xử phát hành chính khó khả thi do
đó đề nghị không bổ sung Khoản 6a như dự thảo. Đồng thời với nội dung góp ý tại
Điều 11, đề nghị chỉnh sửa Điều 71 cho phù hợp.
Trong
trường hợp Ban soạn thảo vẫn bổ sung quy định này, cần rà soát để sửa đổi các
điều, khoản liên quan của Luật xử lý vi phạm hành chính đồng thời, xác định rõ
các trường hợp, đối tượng, hành vi bị xử phạt để bảo đảm tính hợp hiến, hợp
pháp, đồng bộ của toàn hệ thống pháp luật.
Quyền
hạn Tổng kiểm toán nhà nước (sửa đổi, bổ
sung khoản 3, khoản 4 Điều 14)
Khoản 3 của dự thảo xác định thẩm quyền ban hành
văn bản quy phạm pháp luật của Tổng kiểm toán nhà nước “Ban hành văn bản quy
phạm pháp luật là quyết định” là quy
định không cần thiết, tạo nên sự lặp lại quy định ở các văn bản quy phạm pháp
luật khác vì Khoản 8 Điều 4 (quy định về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật)
của Luật ban hành văn bản QPPL năm 2015 đã xác định thẩm quyền này.
Do đó, đề nghị diễn đạt lại theo hướng ngắn gọn,
không lặp lại thẩm quyền như sau: “Ban hành Quyết định để quy định chuẩn mực
kiểm toán nhà nước, quy trình kiểm toán …”
Nguyễn Thị Oanh