Thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 18/6/2018 của Thủ tướng Chính
phủ; Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo , Tỉnh
Đồng Nai đã triển khai thực hiện kế hoạch đổi mới Chương trình giáo dục phổ
thông với lộ trình thực hiện gồm 5 lộ trình sau:
Từ năm học 2020-2021 đối với lớp 1.
Từ năm học 2021-2022 đối với lớp 2 và lớp 6.
Từ năm học 2022-2023 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10.
Từ năm học 2023-2024 đối với lớp 4, lớp 8 và lớp 11.
Từ năm học 2024-2025 đối với lớp 5, lớp 9 và lớp 12.
Để thực hiện có hiệu quả 5 lộ trình trên Tỉnh cũng đã đề ra các
nhiệm vụ, giải pháp thực hiện như đẩy mạnh công tác tuyên truyền về đổi mới
chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; công tác đào tạo bồi dưỡng cán
bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đáp ứng yêu cầu thực hiện CTGDPT ngoài việc
tiếp tục thực hiện các chương trình, kế hoạch, tỉnh sẽ lựa chọn giáo viên cốt
cán các bộ môn tham gia bồi dưỡng, tập huấn theo kế hoạch của Bộ GD-ĐT và triển
khai đại trà tại địa phương theo hình thức tập trung kết hợp trực tuyền, đảm
bảo 100% giáo viên được phân công dạy CTGDPT mới hoàn thành chương trình bồi
dưỡng trước khi áp dụng ở trường, lớp; sắp xếp, quy hoạch mạng lưới trường lớp;
tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, tài liệu, học liệu để thực
hiện CTGDPT; xây dựng và tổ chức thực hiện nội dung giáo dục địa phương, trong
đó xây dựng chương trình, nội dung giáo dục theo sự hướng dẫn của Bộ Giáo dục
và Đào tạo nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về văn hóa, lịch
sử, truyền thống, địa lý kinh tế, hướng nghiệp, chính trị- xã hội và môi trường
của địa phương; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát.
Theo đó, nội dung giáo dục của địa phương tỉnh trong Chương trình giáo dục phổ thông dự
kiến
gồm một số vấn đề cơ bản như: Lễ hội truyền thống;
các loại hình nghệ thuật truyền thống; truyền thống quê hương; phong tục tập
quán địa phương; xây dựng nếp sống văn minh, tôn trọng kĩ cương, pháp luật; danh
nhân văn hóa; di tích lịch sử, bảo tàng, lịch sử hình thành và phát triển của
vùng đất Đồng Nai; lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của quân và dân Đồng
Nai; địa lý tự nhiên, Địa lý dân cư và Địa lí kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai; thị trường lao động; các ngành nghề, làng nghề
truyền thống; các ngành kinh tế chính của tỉnh Đồng Nai; chính sách an sinh xã
hội; các vấn đề giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, kĩ năng sống; Bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học; ứng phó
biến đổi khí hậu.
Ngoài việc tích hợp nội dung giáo dục của địa
phương cấp tiểu học trong hoạt động trải nghiệm, nội dung giáo dục của địa
phương cấp tiểu học còn được tích hợp hoặc sử dụng trong dạy học các môn học ở
từng lớp gắn với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương, đất nước;
các hoạt động giáo dục tư tưởng chính trị, từ thiện vì cộng đồng tại địa
phương; các hoạt động xã hội và tìm hiểu một số nghề nghiệp gần gũi với học
sinh... góp phần hình thành và phát triển phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi
của học sinh tiểu học./.
Trương Thị Hộp