Một số giải pháp chủ yếu năm 2020 của UBND tỉnh

Đăng ngày: 18/02/2020
​Nhằm hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh năm 2020, UBND tỉnh Đồng Nai yêu cầu các cấp, các ngành, các địa phương, cơ quan, đơn vị thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm và các giải pháp chủ yếu sau:

​      Về phát triển kinh tế: Thực hiện tốt các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng, chú trọng các lĩnh vực sản xuất, nhất là các lĩnh vực ưu tiên. Kiểm soát chặt chẽ tín dụng, hạn chế tín dụng đen. Thực hiện lập quy hoạch tnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 theo quy định của Luật Quy hoạch để làm căn cứ lập Kế ​hoạch phát trin kinh têế - xã hội và Kế hoạch đu tư công cho giai đoạn tiếp theo. Đẩy mạnh đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất nông, lâm, thủy sản; phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ, xut khu phù hợp với điều kiện địa phương, sản phẩm, ngành hàng và nhu cầu thị trường. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cu công nghiệp theo đúng định hướng ca tỉnh, ưu tiên phát triển ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chủ lực. Tập trung hoàn thành cơ cấu lại ba lĩnh vực trọng tâm gồm: cơ cấu lại đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và các t chức tín dụng. Thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách phát triến kinh tế tư nhân, kinh tể tập thể, hợp tác xã; thực hiện có hiệu quả đối mới đơn vị sự nghiệp công lập theo tinh thần Nghị quyết Trung ương và Chương trình hành động của Chính phủ, Tỉnh ủy.

Về phát triển văn hóa - xã hội: Tiếp tục thực hiện đầy đủ, hiệu quả chính sách ưu đãi người có công với cách mạng. Thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững, ưu tiên nguồn lực phát triển các vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn. Tăng cường công tác giải quyết việc làm gắn với phát triển thị trường lao động. Đẩy mạnh các giải pháp phát triển nhà ở xã hội tại khu vực đô thị, nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Chủ động phòng chống dịch bệnh, tăng cường các hoạt động nâng cao sức khoẻ; nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, tăng sự hài lòng của người dân. Tăng cường công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể và văn hóa dân tộc, dân tộc thiểu số. Nâng cao hiệu quả các thiêt chế văn hóa.

Tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môí trường, chủ động ứng phó với biến đi khí hậu. Kiểm soát chặt chẽ môi trường tại khu, cụm công nghiệp và việc nhập khẩu phế liệu. Thực hiện nghiêm quy định về quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học.

Tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chng lãng phí. Đồng thời, xây dựng bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu qu; siết chặt kỷ luật, kỷ cương, xây dựng, hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật; xây dựng Chính phủ điện tử phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Về quốc phòng, an ninh và công tác đối ngoại: Tiếp tục củng cố tiềm lực, quốc phòng an ninh, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân vững chắc gắn kết chặt chẽ với thế trận an ninh nhân dân, diễn tập khu vực phòng thủ. Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh trong từng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, chú trọng vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tiếp tục đẩy mạnh ngoại giao kinh tế, tập trung tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng và đa dạng hóa thị trường, thu hút các nguồn vốn, công nghệ và du lịch. Triển khai đồng bộ công tác ngoại giao văn hóa, thông tin đối ngoại….

 

Lê Lài