Đề án cũng đặt
ra các mục tiêu cụ thể như:
Tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ giai đoạn
2016 - 2020 đạt khoảng 6,6 - 7,1%. Tỷ trọng khu vực dịch vụ trong GDP khoảng
41,5 - 42% vào năm 2020. Giai đoạn 2021 - 2025, tốc độ tăng trưởng khu vực dịch
vụ đạt khoảng 7 - 7,5%. Tỷ trọng khu vực dịch vụ trong GDP khoảng 43 - 44% vào
năm 2025.
Đến năm 2020, tỷ trọng lao động các ngành dịch vụ qua đào
tạo có chứng chỉ đạt khoảng 25%. Đến năm 2025, tỷ trọng lao động các ngành dịch
vụ qua đào tạo có chứng chỉ đạt khoảng 30 - 35%.
Trong
lĩnh vực Tài chính - ngân hàng: Đến năm 2020, các ngân
hàng thương mại cơ bản có mức vốn tự có theo chuẩn mực Basel II, ít nhất 12 -
15 ngân hàng thương mại áp dụng Basel II theo phương pháp tiêu chuẩn; có ít
nhất từ 1 đến 2 ngân hàng thương mại nằm trong top 100 ngân hàng lớn nhất (về
tổng tài sản) trong khu vực châu Á.
Tronglĩnh vực công
nghệ thông tin và truyền thông: Đến năm 2020, tốc độ tăng trưởng bình quân 10
- 15%/năm. Duy trì sức cạnh tranh, giữ vững vị trí Việt Nam nằm trong số 10 nước
dẫn đầu về cung cấp dịch vụ gia công phần mềm và nội dung số.
Trong lĩnh vực
phân phối: Đến năm 2020, tăng tỷ trọng mức bán lẻ hàng hoá theo loại hình
thương mại hiện đại đạt 30%, tốc độ tăng trưởng bình quân đối với lĩnh vực
thương mại điện tử tối thiểu đạt 20%/năm; tỷ trọng doanh thu bán lẻ thương mại
điện tử chiếm trên 5% so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu
dùng cả nước. Đến năm 2025, tỷ trọng mức bán lẻ hàng hóa theo loại hình thương
mại hiện đại đạt khoảng 38%.
Trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo và lao động: Đến năm
2020, giáo dục nghề nghiệp đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động cả về số
lượng, chất lượng, cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo; bình quân hàng năm
đào tạo nghề nghiệp cho khoảng 2,2 - 2,4 triệu người. Đến năm 2025, bình quân
hàng năm đào tạo nghề nghiệp cho khoảng 4,6 triệu người, ít nhất 85% người học
có việc làm hoặc có năng suất, thu nhập cao hơn sau đào tạo.
Về lĩnh vực
du lịch: Đến năm 2020 thu hút khoảng 20 triệu lượt khách quốc tế, 85 - 90 triệu
lượt khách nội địa; đóng góp khoảng 9 - 10% GDP. Đến năm 2025, thu hút khoảng
32 triệu lượt khách du lịch quốc tế, trên 130 triệu lượt khách du lịch nội địa;
du lịch đóng góp trên 10% GDP.
Để đạt được các mục
tiêu trên, nhiệm vụ chủ yếu thực hiện kế
hoạch cơ cấu lại ngành dịch vụ đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 là: Tạo lập môi trường chung cho phát triển các ngành dịch vụ. Đối với lĩnh vực tài chính - ngân hàng: Phát triển hệ thống các tổ chức tín dụng đủ năng lực cạnh
tranh trên thị trường nội địa, từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế
trong năm 2020 và giai đoạn 2021 – 2025; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, tăng cường đổi mới sáng
tạo trong thiết kế và phân phối sản phẩm, dịch vụ ngân hàng; thúc đẩy việc ứng dụng các công nghệ chủ chốt của cách
mạng công nghiệp lần thứ tư trong hoạt động quản lý, phát triển, cung ứng các
sản phẩm, dịch vụ ngân hàng. Đối với lĩnh
vực giáo dục - đào tạo và lao động: nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý
giáo dục các cấp; đổi mới chương trình giáo dục phổ thông; chuẩn hóa các điều kiện đảm bảo chất lượng trong hệ
thống giáo dục nghề nghiệp; phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng, đánh giá và
cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia. Đối với lĩnh vực du lịch: Nghiên cứu, xây dựng Kế hoạch nâng cao xếp hạng của
ngành du lịch Việt Nam theo Chỉ số Năng lực cạnh tranh ngành Lữ hành và Du lịch
(TTCI); xây dựng chương trình quảng bá du lịch Việt Nam qua các kênh quảng bá mới
trên mạng internet; hoàn thiện, ban hành chính sách tạo thuận
lợi và đơn giản về thủ tục thị thực nhập cảnh cho khách du lịch quốc tế đến
Việt Nam….
Lê Lài