Đánh giá công tác tuyên truyền, vận động trong quần chúng Nhân dân và hiệu quả các văn bản đã ban hành trong lĩnh vực Văn hóa

Đăng ngày: 21/05/2020
​Công tác tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân được thực hiện thông qua các kỳ tiếp xúc cử tri và hoạt động tiếp công dân của đại biểu và thông qua hình thức công khai thông tin, truyền hình trực tiếp các hoạt động của HĐND.

​     Đối với hoạt động tiếp xúc cử tri, trong 10 năm qua, Đảng đoàn lãnh đạo Thường trực HĐND xây dựng kế hoạch, tổ chức 40 kỳ tiếp xúc cử tri đến 171/171 (hiện nay là 170) xã, phường, thị trấn trong tỉnh; mỗi điểm tiếp xúc trung bình có từ 50 lượt cử tri tham dự; trong đó có những điểm tiếp xúc thu hút hàng trăm cử tri. Bên cạnh đó, Thường trực HĐND tỉnh còn phối hợp tổ chức 06 đợt tiếp xúc với 12 Hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề về: Lao động và việc làm, Nông nghiệp và nông thôn, Y tế, bảo hiểm xã hội, Giáo dục, bố trí cán bộ ở cấp xã, mỗi Hội nghị có từ 200 đến 350 cử tri tham dự.
    tuyen truyen van dong -tx co nhieucutrthamdu.JPG
            Những đợt tiếp xúc hàng trăm cử tri là dịp để đại biểu thực hiện công tác tuyên truyền, vận động


    Hoạt động tiếp công dân được tổ chức với hàng ngàn buổi (tổ chức vào ngày thứ 6 hàng tuần tại Trụ sở Ban tiếp công dân; hàng tuần, 100% đại biểu HĐND luân phiên tiếp công dân tại địa bàn ứng cử), thông qua các buổi tiếp công dân, bên cạnh việc giải thích, hướng dẫn công dân công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân trong việc ứng xử Văn hóa được đại biểu quan tâm lồng ghép. 
     Với việc tổ chức nhiều cuộc tiếp xúc, với số lượng cử tri và Nhân dân tiếp xúc lớn như trên đã thể hiện trách nhiệm của đại biểu cũng như chất lượng của hoạt động tiếp xúc, sự tin tưởng của cử tri và nhân dân trong việc gửi gắm tâm tư, tình cảm đến đại biểu HĐND. 
    Thông qua hoạt động tiếp xúc của đại biểu, với trách nhiệm đại biểu, bằng kỹ năng thực hiện công tác dân vận, đại biểu HĐND đã lan tỏa đến cử tri và nhân dân các chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước về lĩnh vực văn hóa; kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền giải quyết các vấn đề cử tri quan tâm, trên cơ sở đó trao đổi, giải thích với cử tri, trong đó nổi lên một số vấn đề liên quan đến lĩnh vực Văn hóa như: Ngăn chặn tình trạng bạo lực phát sinh từ các trò chơi trực tuyến; công tác phối hợp giữa nhà trường và Gia đình trong việc giáo dục thế hệ trẻ giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; tuyên truyền các ca khúc Cách mạng, ca khúc có tính thẩm mỹ và giáo dục cao, nhất là các ca khúc có tác dụng giáo dục thế hệ trẻ; không phát sóng những ca khúc thiếu tính giáo dục và thẩm mỹ; việc quảng cáo trên sóng truyền hình phải đảm bảo thuần phong mỹ tục; lựa chọn khung giờ phù hợp để phát sóng, phát thanh tuyên truyền về các giá trị Văn hóa trong nhân dân.
    Trong 10 năm qua, HĐND tỉnh đã ban hành 20 Nghị quyết về phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của địa phương; các Nghị quyết đều có các chỉ tiêu, nhiệm vụ về lĩnh vực Văn hóa xã hội liên quan đến Chỉ thị số 46-CT/TW như: Các tiêu chí “Cơ quan, đơn vị văn hóa”, “Khu phố văn hóa”, “Gia đình văn hóa”, phổ cập giáo dục, phát triển đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa, xây dựng, quản lý các khu vui chơi, điểm văn hóa để giáo dục đạo đức và phát huy văn hóa đọc trong nhân dân.
      Bên cạnh đó, Thường trực HĐND tỉnh còn cho ý kiến đối với việc tạo điều kiện hoạt động và nâng cao chất lượng phục vụ của các đơn vị làm nhiệm vụ Văn hóa thuộc sở Văn hóa Thể thao và Du lịch; ban hành kế hoạch và các thông báo kết luận giám sát liên quan đến lĩnh vực văn hóa từ đó có nhiều kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền trong việc thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ.
    Hiệu quả của các văn bản trên thể hiện thông qua việc các Nghị quyết đã đi vào cuộc sống, quá trình triển khai thực hiện không gặp khó khăn, vướng mắc; các văn bản, kết luận được tiếp thu, thực hiện qua đó, HĐND đã góp phần quan trọng vào việc phát triển văn hóa, xã hội trên địa bàn tỉnh.
    Đặc biệt, trong hai năm 2010-2019, Thường trực HĐND đã tổ chức cuộc thi viết về tấm gương sáng người đại biểu HĐND; cuộc thi đã nhận được tổng cộng 112 bài của 100 tác giả dự thi. Sự tham gia đông đảo, đa dạng về thành phần người viết thể hiện người đại biểu HĐND tỉnh Đồng Nai đã thực sự tạo được sự chú ý và cảm hứng để các tác giả phản ánh và xây dựng nên những tác phẩm chất lượng, có sức lan tỏa hình ảnh trong xã hội.
   Kết thúc cuộc thi, các gương sáng đã được giới thiệu trên các phương tiện thông tin của địa phương và Báo Đại biểu Nhân dân của Quốc hội.

Nguyễn Thị Oanh