Theo thống
kê, trên địa bàn tỉnh hiện có 1.550
di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh (sau đây gọi tắt là di tích,
danh thắng) đã được kiểm kê, trong đó: 57 di tích, danh thắng đã được xếp hạng
(02 di tích, danh thắng cấp quốc gia đặc biệt; 29 di tích, danh thắng cấp quốc
gia; 26 di tích, danh thắng cấp tỉnh); 07 di tích, danh thắng đang lập hồ sơ đề
nghị xếp hạng (01 di tích, danh thắng cấp quốc gia đặc biệt; 06 di tích, danh
thắng cấp tỉnh); 1.486 di tích, danh thắng phổ thông. Giai đoạn 2017-2019, UBND
tỉnh đã ban hành quyết định đưa 01 di tích ra khỏi Danh mục di tích đã xếp hạng
(Nhà chủ Công ty cao su SIPH).

Đoàn khảo sát thực tế tại Di tích Một cổ Hàng Gòn
Trong thời
gian qua, việc tổ chức các hoạt động để tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp
luật về quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị các di tích, danh thắng đã được Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân
cấp huyện triển khai thực hiện bằng nhiều hình thức như: triển khai bằng văn
bản; tổ chức hội nghị quán triệt, tập huấn; nói chuyện chuyên đề; tổ chức các
hội thi tìm hiểu về giá trị văn hóa, lịch sử của các di tích… Bên cạnh đó, một số địa
phương đã xây dựng quy chế phối hợp, đưa nội dung bảo vệ, phát huy các di tích,
danh thắng vào quy ước, hương ước để nhân dân cùng thực hiện.
Tính đến
thời điểm giám sát (tháng 5/2020), Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã thực hiện hoàn thành việc lập danh mục, lập hồ sơ xếp hạng 04/24
di tích, danh thắng theo kế hoạch giai đoạn 2016-2020 (tỷ lệ 16,7%); đang thực
hiện lập danh mục, lập hồ sơ xếp hạng 06/24 di tích, danh thắng theo kế hoạch
giai đoạn 2016-2020; 46/57 di tích, danh thắng đã được đo vẽ khoanh vùng bảo vệ
di tích (80,7%) theo quy định.
Một số hạn chế trong công tác quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị các
di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh
Công tác
tuyên truyền, giáo dục về giá trị di tích, danh thắng (đặc biệt là các di tích
lịch sử cách mạng) đến các tầng lớp nhân dân, khách tham quan chưa sâu rộng,
chưa xứng tầm với giá trị của các di tích. Nguyên nhân do các đơn vị quản lý di
tích mới chỉ quan tâm công tác bảo vệ mà chưa thực sự quan tâm đến công tác phát
huy giá trị của di tích; đội ngũ nhân sự làm công tác quản lý về di tích cấp
huyện đa số là kiêm nhiệm, thiếu ổn định, chưa được đào tạo về chuyên môn, nghiệp
vụ, chưa đầu tư tìm hiểu sâu về nguồn gốc, giá trị lịch sử của di tích. Bên cạnh
đó công tác kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Văn hóa - Thể
thao và Du lịch cho các đơn vị được phân cấp trong việc thực hiện nhiệm vụ theo
Quyết định số 39/2018/QĐ-UBND ngày 27/9/2018 chưa được thực hiện thường xuyên, chưa
có tài liệu hướng dẫn cụ thể. Mặt khác, công tác phối hợp giữa ngành giáo dục
và đào tạo với ngành văn hóa chưa chặt chẽ trong việc thực hiện Hướng dẫn số
73/HD-BGDĐT-BVHTTDL ngày 16/01/2013 về Hướng dẫn sử dụng di sản văn hóa trong
dạy học ở trường phổ thông, Trung tâm giáo dục thường xuyên.

Trưởng đoàn giám sát Nguyễn Thị Thu Hiền phát biểu tại buổi làm việc với Sở VHTT&DL và UBND cấp huyện
Công tác kiểm kê, lập danh mục, lập hồ
sơ xếp hạng, việc đo vẽ khoanh vùng bảo vệ, việc cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất và việc cắm mốc giới các di tích, danh thắng
chưa được quan tâm triển khai thực hiện theo quy định, cụ thể như: Từ năm 2010 đến nay, toàn tỉnh mới thực hiện kiểm kê hiện vật tại 11/57
di tích đã được xếp hạng (tỷ lệ 19,3%); không thực hiện công bố danh mục kiểm
kê; chưa thực hiện rà soát, đưa ra khỏi danh mục kiểm kê các di tích không đủ
tiêu chuẩn xếp hạng. Việc lập danh mục, lập hồ sơ đề nghị xếp hạng di tích,
danh thắng còn chậm so với kế hoạch đề ra. Tính đến thời điểm giám sát, hiện còn
11/57 di tích, danh thắng đã được xếp hạng nhưng chưa được đo vẽ khoanh vùng bảo
vệ; 46/57 di tích đã xếp hạng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
(trong đó có khoảng 14 di tích không thực hiện cấp giấy do di tích nằm trong diện
tích đất giao thông, công viên, di tích ghi dấu sự kiện chỉ đặt bia…; các di tích
còn lại do đơn vị quản lý chưa thực hiện hồ sơ đề nghị); 100% các di tích, danh
thắng chưa được cắm mốc theo quy định; 30/57 di tích chưa được đặt bia xếp hạng,
biển chỉ dẫn đường vào di tích, bảng giới thiệu nội dung (tỷ lệ 52,63%);
Đến nay Sở
Văn hóa - Thể thao và Du lịch vẫn chưa hoàn thành việc bàn giao hồ sơ các di
tích, danh thắng để các địa phương, đơn vị quản lý theo quy định nên gây khó
khăn cho các địa phương, đơn vị được phân cấp trong công tác quản lý, bảo vệ di
tích.
Kiến nghị
khắc phục
Nhằm thực hiện
tốt công tác quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa,
danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh đã kiến
nghị đối với Sở Văn hóa - Thể
thao và Du lịch phối hợp với Báo Đồng Nai, Đài Phát thanh và
Truyền hình Đồng Nai, ngành Giáo dục và Đào tạo tăng cường tuyên truyền, giới
thiệu về giá trị của các di tích, danh thắng nhằm thu hút người dân, học sinh đến
tham quan, tìm hiểu về di tích, góp phần bảo vệ, phát huy giá trị các di tích,
danh thắng. Thực hiện việc tập huấn, bồi dưỡng, hướng dẫn cụ thể về chuyên môn
nghiệp vụ cho đội ngũ nhân sự làm công tác bảo vệ, quản lý di tích nhằm nâng cao
kỹ năng, chuyên môn trong việc quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị các di tích,
danh thắng. Quan tâm thực hiện kiểm kê, công bố danh mục kiểm kê, rà
soát và đưa ra khỏi danh mục kiểm kê các di tích, danh thắng không đủ tiêu chuẩn
xếp hạng. Phối hợp với UBND cấp huyện, các đơn vị quản lý di tích trong công tác
đo vẽ khoanh vùng bảo vệ, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cắm mốc giới các di
tích, danh thắng theo quy định; lập danh mục, lập
hồ sơ xếp hạng di tích, danh thắng theo kế hoạch đề ra; thực hiện việc đặt bia
xếp hạng, biển chỉ dẫn, bảng giới thiệu nội dung tại di tích. Sớm hoàn chỉnh đầy
đủ hồ sơ di tích, danh thắng để bàn giao cho các địa phương, đơn vị quản lý
theo phân cấp, trong đó chú trọng cung cấp tài liệu tập huấn về công tác quản
lý, bảo vệ và phát huy giá trị của từng di tích cho đơn vị quản lý. Tăng cường
kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn cho các đơn vị, địa phương được phân cấp quản
lý di tích, danh thắng, tránh để xảy ra tình trạng sai phạm trong quá trình quản
lý, bảo bệ, phát huy giá trị các di tích, danh thắng.
Kiến nghị đối với UBND cấp huyện: Chỉ đạo Phòng Văn hóa - Thông tin, Phòng Giáo dục và Đào tạo phối hợp tăng
cường tuyên truyền, giới thiệu về giá trị của các di tích, danh thắng với nhiều
hình thức đa dạng, phong phú nhằm thu hút người dân, học sinh đến tham quan, tìm
hiểu di tích. Thực hiện rà soát, sắp xếp, phân bổ biên chế làm nhiệm vụ bảo bệ,
quản lý các di tích, danh thắng cho phù hợp tình hình thực tế địa phương. Đồng
thời quan tâm đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, ổn định đội ngũ nhân sự làm công
tác quản lý, bảo vệ các di tích, nhất là đội ngũ thuyết minh để thực hiện tốt công
tác bảo vệ và phát huy các giá trị của các di tích. Phối hợp Sở Văn hóa - Thể
thao và Du lịch thực hiện việc khoanh vùng bảo vệ, cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, cắm mốc giới, quản lý hồ sơ, thực hiện đề án phát huy giá trị các di
tích, trùng tu, sửa chữa…đối với các di tích trên địa bàn.
Đức Thể