Chủ
tịch UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo
trả lời, cụ thể như sau: Tổng đàn gia súc tại thời điểm tháng 02/2020 là 2.120.018 con, giảm 18,71 % so với cùng
kỳ tháng 02/2019. Trong đó, tổng đàn heo đạt khoảng 02 triệu con, giảm 19,38%
so với cùng kỳ tháng 2/2019.

Vận chuyển gia súc trên đường
Với
việc tập trung triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp về phòng chống dịch,
hiện nay dịch tả lợn Châu phi cơ bản đã được kiểm soát tốt, đến nay 137/137 xã, phường đã qua 30 ngày không tái phát
dịch bệnh. Các địa phương đã tập trung trong việc
giải ngân kinh phí hỗ trợ dịch tả lợn Châu Phi, tỷ lệ giải ngân
đạt 99,3% (667,25/671,94 tỷ đồng). Hiện nay, còn 02 địa phương (huyện Thống
Nhất; Trảng Bom) chưa hoàn thành công tác giải ngân kinh phí hỗ trợ năm 2019
- Về
Công tác hướng dẫn người dân tái đàn:
Để đảm
bảo sự thống nhất, chặt chẽ trong công tác tổ chức thực hiện tái đàn, trên cơ
sở các quy định, văn bản hướng dẫn của Trung ương, gắn với tình hình thực tế
của địa pương, Sở Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Văn bản hướng dẫn địa phương
tái đàn (tại Văn bản số 225/SNN-CNTY,
ngày 16/01/2020). Trong đó, cần đảm bảo một số điều kiện chính để tái đàn
như: Ngoài khu dân cư; địa bàn đã công bố hết dịch; đảm bảo quy trình chăn nuôi
an toàn sinh học; trước khi tổ chức nuôi phải đăng ký với chính quyền địa
phương.

Gia cầm là một lựa chọn khác của người tiêu dùng trong mùa dịch
Theo
báo cáo của các địa phương về nhu cầu tái đàn, hiện toàn tỉnh có 142 cơ sở có
nhu cầu tái đàn, trong đó có 12 cơ sở đã được cấp chứng nhận an toàn dịch bệnh,
VietGAHP; 01 cơ sở đã được thẩm định điều kiện tái đàn. Để đảm bảo công tác tái đàn hiệu quả, không tái phát bệnh Dịch tả
lợn Châu Phi, Sở Nông nghiệp và PTNT đã có văn bản đề nghị địa phương triển
khai thực hiện một số nội dung sau: Tổ chức công tác kê khai hoạt động chăn
nuôi theo Điều 4, Thông tư 23/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2019 của Bộ Nông
nghiệp và PTNT về việc hướng dẫn một số điều của Luật chăn nuôi về hoạt động
chăn nuôi; tổ chức thẩm định điều kiện tái đàn cho các cơ sở đăng ký theo hướng
dẫn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; giám sát chặt chẽ các cơ sở
chăn nuôi lợn khi thực hiện tái đàn.
Đồng thời, đề nghị các hộ chăn nuôi cần liên kết với doanh nghiệp chăn
nuôi để được hỗ trợ kỹ thuật, giải pháp an toàn sinh học hiệu quả phòng dịch tả
lợn Châu Phi để tái đàn sau dịch, tránh tái đàn khi chưa đảm bảo điều kiện, nguy
cơ tái phát dịch bệnh, gây thiệt hại kinh tế.
Nguyễn Thị Oanh