Phản biện xã hội là một trong
những chức năng quan trọng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là phương thức quan trọng
để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia xây dựng chủ trương đường lối của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước và thực hiện vai trò đại diện cho các tầng lớp
nhân dân. Trong tiến trình hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, cần có giải pháp để hoàn thiện thể chế về phản biện xã hội trong xây dựng
phát luật, để phản biện xã hội trở thành hình thức và động lực cho phát triển đất
nước.

Ông Cao Văn Quang - Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh thông báo kết quả phản biện xã hội, tham gia xây dựng chính quyền tại Kỳ họp HĐND tỉnh
Phản
biện xã hội trong xây dựng pháp luật nếu được thực hiện đầy đủ, đúng quy định
thực chất sẽ là hoạt động khảo sát, đánh giá lấy ý kiến của nhân dân về tính
phù hợp, hạn chế những mâu thuẫn về quyền lợi của từng thành viên trong nhóm xã
hội, giữa các nhóm xã hội với nhau trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn
thể chính trị xã hội ban hành kèm theo Quyết định số 217-QĐ/TW và Luật ban hành
văn bản quy phạm pháp luật sau khi đi vào cuộc sống đã và đang ra những hiệu ứng
tốt mang tính tích cực trong xây dựng pháp luật, tuy nhiên trên thực tế cho thấy
các quy định này cũng phát sinh một số hạn chế bất cập nhất định.
Do đó,
một số giải pháp nâng cao vai trò của phản biện xã hội trong xây dựng phát luật
đã được Tạp chí Dân chủ và pháp luật đề cập như: Xác định rõ việc lấy ý kiến phản
biện xã hội đối với dự thgảo văn bản quy phạm pháp luật là cần thiết nên bắt buộc
phải thực hiện. Xác định rõ việc lấy ý kiến đối với đề nghị xây dựng văn bản
quy phạm pháp luật và dự thảo văn bản quy phạm pháp luật là cấn thiết, bắt buộc
để đảm bảo quyền dân chủ của Nhân dân. Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy định
của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật về phản biện xã hội đối với dự thảo
văn bản quy phạm pháp luật để tránh sự lãng
phí nguồn lực không đáng có khi văn bản quy phạm pháp luật ban hành ra, nhưng
không đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước trên thực tế. Nghiên cứu, rà soát,
sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng mới các văn bản quy phạm pháp luật nhằm thể chế
kịp thời, đầy đủ quyền và trách nhiệm tham gia giám sát, phản biện xã hội của Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.
Hy vong
trong thời gian tới, các quy định về phản biện xã hội trong xây dựng văn bản
quy phạm pháp luật sẽ tiếp tục được hoàn thiện góp phần tăng cường quyền làm chủ,
sự đồng thuận của Nhân dân trong xây dựng, phát triển đất nước, xây dựng Đảng và
hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.
Ngọc
Diệp