Đồng Nai có tỷ lệ hộ nghèo
thấp so với chuẩn nghèo đa chiều quốc gia. UBND tỉnh đã ban hành chuẩn nghèo đa
chiều của tỉnh cao hơn chuẩn Trung ương là 500.000 đồng/tháng, nâng tỷ lệ hộ
nghèo của tỉnh từ 0,39% lên 0,9% giúp nhiều đối tượng được hưởng chính sách hộ
nghèo.
Giai đoạn 2021-2025, dịch
Covid-19 kéo dài đã ảnh hướng đến sản suất, kinh doanh, việc làm,... đời sống của
người dân nói chung và người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo nói riêng. Tuy nhiên
dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và sự quan tâm, chung tay của các tổ chức,
cá nhân đã có nhiều chính sách an sinh xã hội, nhiều phần qùa hỗ trợ giúp hộ
nghèo, hộ cận nghèo vượt qua khó khăn trong thời gian qua.

Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tiếp nhận bảng biểu trưng 500 triệu đồng do Công ty CP Tập đoàn Trường Hải ủng hộ Quỹ Vì người nghèo tỉnh
HĐND tỉnh đã ban hành Nghị
quyết về kéo dài thời gian thực hiện các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh tỉnh
thuộc lĩnh vực giảm nghèo giai đoạn 2016 - 2020 thực hiện năm 2021, phân bổ vốn,
hỗ trợ vốn sản xuất 20 triệu đồng/hộ; Nghị quyết quy định mức hỗ trợ đóng bảo
hiểm y tế cho một số đối tượng trên địa bàn tỉnh Đong Nai giai đoạn 2022 -
2025. UBND tỉnh ban hành Quyết định số 5246/QĐ-UBND ngày 28/12/2021 của UBND tỉnh
về Đề án đầu tư tín dụng đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, đối tượng chính sách
khác bằng nguồn vốn ngân sách địa phương trên địa bàn tỉnh.
Trong giai đoạn 2021 - 2024,
dự kiến năm 2025 giải quyết chính sách giảm nghèo thường xuyên, gồm: Chính sách
cấp thẻ bảo hiểm y tế: 132.111 lượt thẻ cho người nghèo, cận nghèo, mới thoát
nghèo với số kinh phí trên 107.884 triệu đồng để khám, chữa bệnh tại các cơ sở
y tế. Chính sách hỗ trợ tiền điện: 23.825 lượt hộ nghèo với số kinh phí 15.458
triệu đồng. Trợ cấp tết nguyên đán: 45.989 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo với số
kinh phí từ nguồn ngân sách trên 124.708 triệu đồng, giúp người nghèo đón xuân
vui vẻ không để ai bị bỏ lại phía sau. Chính sách hỗ trợ ưu đãi giáo dục: Thực
hiện miễn, giảm, cấp bù học phí cho học sinh, sinh viên là thành viên hộ nghèo
25.258 lượt học sinh, sinh viên với kinh phí trên 12.559,2 triệu đồng, đáp ứng
được nguồn nhân lực tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bùi Xuân Thống tặng quà Tết cho gia đình chính sách, hộ nghèo, cận nghèo tại huyện Trảng Bom
Trong giai đoạn 2021 - 2024,
đối với chương trình cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo. Tổng
doanh số cho vay đạt 462.180 triệu đồng với 9.505 hộ vay, mức cho vay bình quân
55,3 triệu đồng/hộ, dư nợ đến 30/12/2024 cho vay vốn nguồn địa phương ủy thác đạt
1.545.903 triệu đồng. Dự kiến năm 2025, bố trí 175.000 triệu đồng cho vay 3.182
hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo, mức cho vay bình quân 55,3 triệu
đồng/hộ để phát triển sản xuất, dịch vụ, sửa chữa nhà ở.
Tuy nhiên, công tác cho vay
vốn xóa đói, giảm nghèo để sản xuất kinh doanh có nơi, có lúc chưa chặt chẽ,
còn tình trạng nợ xấu, dẫn đến phải khoanh, xóa nợ. Công tác đào tạo nghề cho
lao động nông thôn ở một số địa phương chưa được hộ nghèo, hộ cận nghèo quan
tâm chú trọng. Một số văn bản, quy định của Trung ương ban hành chậm nên khó
khăn trong công tác phân bổ vốn, cơ chế thực hiện các dự án giảm nghèo...
Để thực hiện tốt mục tiêu giảm
nghèo bền vững cần có sự điều hành, phối hợp đồng bộ trong quá trình triển
khai, hướng dẫn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, tránh sự
chồng chéo trong quá trình triển khai thực hiện, nhất là việc hướng dẫn triển
khai thực hiện từng chương trình, dự án để có sự đồng bộ triển khai thực hiện
các dự án thống nhất hơn trên cùng địa bàn...
Đức Thể