Hội Đồng Nhân Dân

Văn bản pháp luật

Văn bản kỳ họp

Tài liệu tham khảo

Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Hỏi Đáp

Thủ tục hành chínhCẩm nang hoạt động của HĐND, đại biểu HĐND

Bài 3:TIẾP CÔNG DÂN

Đăng ngày: 30/03/2007
TIẾP CÔNG DÂN VÀ PHƯƠNG PHÁP GIÁM SÁT CỦA ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN ĐỐI VỚI NHỮNG KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CÓ THẨM QUYỀN
 I. Tiếp công dân và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo

1. Tiếp công dân:

Công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo, kiến nghị của công dân đóng vai trò quan trọng trong việc gắn chặt mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng và nhà nước, nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của nhân dân, thấy được năng lực, phẩm chất đạo đức của cán bộ và hoạt động của các cơ quan nhà nước đối với nhân dân. Tiếp công dân là biểu hiện cụ thế “ lấy dân làm gốc” của Đảng và nhà nước ta. Đây là một nhiệm vụ quan trọng đòi hỏi mỗi cán bộ làm công tác tiếp dân phải gương mẫu, mẫu mực về cử chỉ, việc làm để nhân dân tin yêu. Do vậy đòi hỏi mỗi đại biểu Hội đồng nhân dân khi tiếp công dân phải biết lắng nghe ý kiến của nhân dân, thận trọng trong giao tiếp với dân, biết đặt mình trong địa vị của người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị.

Theo quy định của pháp luật, đại biểu Hội đồng nhân dân phải tiếp dân theo lịch phân công. Khi nhận được khiếu nại, kiến nghị, tố cáo của công dân, đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm nghiên cứu, trực tiếp đề xuất ý kiến hoặc thông qua Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn để yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền giải quyết và theo dõi đôn đốc việc giải quyết. Cơ quan có thẩm quyền phải xem xét, giải quyết, trả lời cho người đã kiến nghị, khiếu nại, tố cáo và thông báo bằng văn bản kết quả giải quyết để đại biểu Hội đồng nhân dân biết.  

2. Việc giám sát kết quả giải quyết khiếu naị tố cáo:

Về trách nhiệm của Hội đồng nhân dân trong việc tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo, kiến nghị của công dân, Hội đồng nhân dân có trách nhiệm: Tổ chức Đoàn giám sát việc giải quyết khiếu nại tố cáo, yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan báo cáo về tình hình khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Khi nhận được khiếu nại, tố cáo thì nghiên cứu, nếu phát hiện có vi phạm pháp luật thì yêu cầu người có thẩm quyền xem xét, giải quyết, nếu không đồng ý với kết quả giải quyết  đó thì yêu cầu người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp xem xét, giải quyết. Cơ quan, tổ chức hữu quan có trách nhiệm xem xét trong thời gian 7 ngày kể từ ngày có quyết định giải quyết. Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân , cơ quan, tổ chức thì yêu cầu người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cần thiết để chấm dứt vi phạm, xem xét trách nhiệm, xử lý đối với người vi phạm.

Đại biểu Hội đồng nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm: Khi nhận được khiếu nại, tố cáo, đại biểu có trách nhiệm nghiên cứu kịp thời chuyển đến người có thẩm quyền và đôn đốc theo dõi việc giải quyết khiếu nại, tố cáo đồng thời báo cho người khiếu nại, tố cáo biết việc chuyển đơn đó. Khi phát hiện có vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức thì kiến nghị với người có thẩm quyền áp dụng biện pháp cần thiết để kịp thời chấm dứt vi phạm, xem xét trách nhiệm, xử lý người vi phạm. Người có thẩm quyền khi nhận được khiếu nại, tố cáo do Đại biểu Hội đồng nhân dân chuyển đến phải xem xét, giải quyết trong thời hạn pháp luật quy định và phải thông báo bằng văn bản cho đại biểu chuyển đơn đến biết kết quả giải quyết.  

Khi tiếp công dân người đại biểu cần phải nắm vững pháp luật. Trong quá trình tiếp công dân phải thực sự dân chủ, bình đẳng. Khi công dân trình bày ý kiến của mình, đại biểu phải ghi chép đầy đủ, trung thực ý kiến khiếu nại, tố cáo của công dân.

 II. Một số kỹ năng giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo:

Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo là lĩnh vực vô cùng phức tạp và nhạy cảm liên quan đến việc giải quyết mối quan hệ giữa nhà nước với công dân. Do vậy muốn giám sát có hiệu quả đòi hỏi người giám sát phải am hiểu pháp luật, có kinh nghiệm, có đạo đức, có phẩm chất tốt luôn có thái độ thận trọng, trách nhiệm.

Chuẩn bị giám sát việc giải quyết khiếu nại(một đơn khiếu nại quyết định giải quyết của cơ quan có thẩm quyền):

Đây là một bước vô cùng quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến chất lượng của việc giám sát giải quyết khiếu nại của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Để làm tốt bước này phải nghiên cứu sơ bộ về nội dung vụ việc khiếu nại, tố cáo. Sau khi nghiên cứu, người nghiên cứu phải rút ra được một số nội dung chi tiết như sau:

Nội dung đơn khiếu nại vấn đề gì, quan hệ pháp luật nào điều chỉnh…

- Việc giải quyết thuộc thẩm quyền của cấp nào? Đã được giải quyết chưa? Nếu đã được giải quyết rồi thì không đồng ý ở điểm nào, nội dung nào? Có chứng cứ nào khác so với chứng cứ mà cấp có thẩm quyền đã thu giữ xác minh có được? Những chứng cứ người khiếu nại đưa ra đã được cấp có thẩm quyền xem xét, đánh giá trong quá trình giải quyết không?

- Để làm công tác nghiên cứu hồ sơ đại biểu Hội đồng nhân dân nếu thấy cần thiết thì gặp trực tiếp người khiếu nại, tố cáo, người bị khiếu nại tố cáo và những cá nhân có liên quan để thu thập thêm thông tin, tài liệu, chứng cứ, hồ sơ.

Kết thúc việc nghiên cứu sơ bộ đại biểu HĐND phải đưa ra được báo cáo tóm tắt khiếu nại tố cáo để làm căn cứ cho việc có ra quyết định giám sát việc giải quyết khiếu nại của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hay không.

2.Thực hiện quyền giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền:

a, Giám sát thời hạn giải quyết khiếu nại:

- Về thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý giải quyết. Đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài  hơn nhưng không quá 45 ngày kể từ ngày thụ lý giải quyết. Đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết. Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại mỗi lần tiếp theo không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết. Đối với những vụ phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 70 ngày kể từ ngày thụ lý để giải quyết.

- Thời hạn giải quyết tố cáo:

Hiện nay chưa có văn bản pháp luật nào về thời hạn tố cáo có nghĩa là pháp luật không hạn chế về thời gian tố cáo nếu công dân phát hiện ra những việc làm họ cho rằng vi phạm pháp luật thì đều có quyền tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết. Tuy nhiên thời hạn giải quyết của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền phải tuân theo đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Đối với những tố cáo không thuộc thẩm quyền thì chậm nhất trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được phải chuyển đơn tố cáo hoặc bản ghi lời tố cáo và các tài liệu, chứng từ liên quan cho người có thẩm quyền giải quyết.  

b, Giám sát về thẩm quyền giải quyết khiếu nại:

Thẩm quyền giải quyết khiếu nại tố cáo phải căn cứ vào luật khiếu nại tố cáo, thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo được phân định như sau:

- Thẩm quyền Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình trực tiếp quản lý.

- Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, giải quyết khiếu nại mà Chủ tịch UBND cấp xã, Thủ truởng cơ quan thuộc UBND cấp huyện đã giải quyết nhưng còn khiếu nại.

- Chủ tịch UBND cấp tỉnh giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, giải quyết khiếu nại mà Chủ tịch UBND cấp huyện đã giải quyết nhưng còn có khiếu nại; giải quyết khiếu nại mà giám đốc sở hoặc cấp tương đương thuộc UBND cấp tỉnh đã giải quyết nhưng đượng sự còn khiếu nại mà nội dung thuộc phạm vi quản lý của UBND cấp tỉnh; quyết định này là quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng.

 Ngoài ra còn thẩm quyền giải quyết khiếu nại của thủ trưởng các cơ quan chuyên môn theo quy định của luật khiếu nại, tố cáo.

c, Giám sát thẩm quyền giải quyết tố cáo:

Luật khiếu nại, tố cáo có quy định tố cáo hành vi vi phạm pháp luật mà người bị tố cáo thuộc quyền quản lý của cơ quan, tổ chức nào thì cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm giải quyết.

d, Giám sát nội dung giải quyết khiếu nại, tố cáo các cơ quan nhà nước có thẩm quyền:

Đây là khâu rất quan trọng đòi hỏi đại biểu HĐND muốn giám sát đạt hiệu quả cao phải nắm vững các kiến thức pháp lý. Trên cơ sở hồ sơ đã có cần phải nghiên cứu một cách khoa học như sau:

Nắm chắc nội dung đơn khiếu nại, tố cáo

- Xác định rõ nội dung khiếu nại, tố cáo từ đó xác định các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước điều chỉnh các quan hệ pháp luật trong đơn khiếu nại, tố cáo. Từ đó xem xét việc vận dụng các văn bản quy phạm pháp luật để giải quyết việc khiếu nại, tố cáo này có phù hợp với nội dung khiếu nai, tố cáo chưa?

- Nghiên cứu kỹ các biên bản xác minh của cơ quan có thẩm quyền(xác minh, làm việc) đối với nguyên đơn và bị đơn và tổ chức, cá nhân có liên quan để tìm ra những mâu thuẫn, cách giải quyết mâu thuẫn của cơ quan có thẩm quyền.

- Xem xét, nghiên cứu việc đánh giá chứng cứ của nguyên đơn và bị đơn, tổ chức và các nhân có liên quan đã khoa học chưa? Đã đúng quy định của pháp luật không? Việc chấp nhận và không chấp nhận các chứng cứ đã chặt chẽ chưa?

d, Giám sát quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền:

- Về thể thức của Quyết định đã đúng thể thức văn bản theo quy định chưa và có đúng về thẩm quyền ban hành không?

- Về nội dung: Đưa ra được kết luận đúng hay sai về nội dung sự việc từ đó có biện pháp giải quyết khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.

- Công bố quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo cho cá nhân, tổ chức có liên quan bằng các hình thức phù hợp.